Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc ngang nhiên đưa máy móc vào “phá núi” Hoàng Sơn, xã Hoàng Sơn (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác…
Bình Định: Công trình văn hóa cho thuê làm mặt bằng kinh doanh, dịch vụ
Thư viện tỉnh Bình Định có địa chỉ nằm giao nhau trên trục đường Trần Phú, Hai Bà Trưng và Bà Triệu, TP. Quy Nhơn. Tuy nhiên, các công trình mang tính văn hóa cộng đồng này lại biến tướng thành quán cà phê nằm lọt trong khuôn viên, thậm trí phòng làm việc của cán bộ thư viện cũng biến thành nơi ở của nhân viên quán café này. Đặc biệt hơn, khuôn viên của thư viện cũng được chủ tiệm café trưng dụng làm nơi đậu, đỗ xe ô-tô của khách với một hình ảnh vô cùng nhếch nhác và lộn xộn.
Một địa điểm khác có vị trí nằm trên trục đường Nguyễn Huệ, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh là địa điểm tham quan lý tưởng cho người dân, du khách về TP. Quy Nhơn tìm hiểu di sản văn hóa Bình Định. Thế nhưng, “án ngữ” mặt trước Bảo tàng Tổng hợp tỉnh là hai quán cà phê, lấn cả không gian trưng bày một số hiện vật ngoài trời như xe tăng, khẩu pháo, súng thần công của Bảo tàng.
Trung tâm Văn hóa tỉnh (nay là Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh) nằm ngay ngã tư giao nhau giữa đường Mai Xuân Thưởng, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn. Hiện Trung tâm Văn hóa tỉnh gần một nửa diện tích bị “bủa vây” bởi các dịch vụ kinh doanh như: Quán cà phê Hội quán Văn hóa-Du lịch, CLB Eva Hiếu, CLB Yoga Quang Trung, Cà phê Solar.
Nói về việc lấy mặt bằng cho thuê quán cà phê, bãi giữ xe, ông Võ Văn Nhiếng - Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Định lý giải: Quán cà phê mang tên “Góc phố dịu dàng” đó chỉ là căng tin phục vụ cho bạn đọc để giải khát. Gần 10 năm nay, cơ quan đã ký hợp đồng cho thuê từng năm một (12 triệu đồng/năm) với bà Võ Thị Ngọc Vân có diện tích khoảng 100m2. Riêng bãi giữ xe ô tô, cơ quan cũng tận dụng diện tích phía sau để trống, nên đã cho khoảng 10 chiếc làm chỗ đậu (khoảng 3-5 năm) với giá 300 nghìn đồng/chiếc/tháng.
Ông Bùi Tĩnh - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định cho biết: Các quán cà phê này đã có từ những “đời” nhiệm kỳ trước, giờ tôi chỉ ký lại thôi. Cơ quan đã lấy một phần đất trong khuôn viên với khoảng 100m2 để ký hợp đồng cho thuê từng năm một (7 triệu đồng/tháng) với bà Lê Thị Hoàng Oanh (Chủ Doanh nghiệp thương mại Ba Miên).
Ông Mai Ngọc Thinh - Phụ trách Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Bình Định khẳng định với báo chí: Trước đây, Trung tâm Văn hóa tỉnh được đầu tư xây dựng mới và đi vào hoạt động năm 2008. Kể từ thời điểm đó, cơ quan đã bắt đầu lấy mặt bằng trong trung tâm cho thuê. Hiện nay, cơ quan đã ký hợp đồng cho thuê từng năm với 03 đơn vị. Trong đó, từ năm 2016 ký hợp đồng cho thuê với Doanh nghiệp Thương mại-Dịch vụ GSM, mang tên Hội quán Văn hoá-Du lịch (30 triệu đồng/tháng); khoảng năm 2010 ký hợp đồng với CLB Eva Hiếu (10 triệu đồng/tháng); năm 2016 ký hợp đồng với CLB Yoga Quang Trung (5 triệu đồng/tháng).
Ngày 13/5/2019, Sở Tài chính Bình Định có công văn số 1136 về việc thẩm định “Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định”. Theo đó, Sở Tài chính yêu cầu Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Thư viện tỉnh (thuộc Sở VH-TT Bình Định) làm rõ mục đích cho thuê tài sản công và việc cho thuê này đảm bảo phù hợp theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định cho biết: Về chủ trương cho thuê mặt bằng của Trung tâm Văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã có sẵn từ lâu. Qua phản ánh của cơ quan báo chí, chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc cho thuê mặt bằng tại những đơn vị này có đúng hay không.
Các thiết chế văn hóa tại tỉnh Bình Định được đầu tư xây dựng từ ngân sách của tỉnh với kinh phí hàng tỉ đồng. Các công trình văn hóa này, đều nằm trên những khu đất vàng, có vị trí đắc địa trong trung tâm TP. Quy Nhơn để tạo sân chơi bổ ích, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng nó đã bị chính các cơ quan quản lý “xẻ thịt” tài sản công cho thuê không đúng mục đích, không đúng công năng, không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành.
Dư luận đặt câu hỏi, việc cho thuê tài sản công, các đơn vị có thông qua đấu giá công khai; nguồn thu tài chính từ việc cho thuê kinh doanh, dịch vụ có được minh bạch, công khai và sử dụng vào mục đích gì; Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định có trách nhiệm như thế nào trong việc các công trình văn hóa là tài sản công đem cho thuê kinh doanh, dịch vụ nhiều năm nay?
Thanh Hóa: “Nhập nhằng" thuế khi chuyển từ đất dịch vụ sang trạm dừng nghỉ?
Liên quan tới sai phạm của Công ty TNHH Thanh Bình bị báo chí phản ánh thời gian qua có nội dung liên quan đến địa bàn huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), hiện đang xuất hiện nhiều công trình xây dựng không phép đua nhau mọc lên.
Tình trạng vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng diễn ra phổ biến nhưng chính quyền địa phương lại không xử lý, buông lỏng quản lý khiến người dân bức xúc. Trong nhiều công trình vi phạm, có Công ty TNHH Thanh Bình chưa được các cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương đã ngang nhiên san lấp cả ngàn m2 mà không bị ngăn chặn, xử lý.
Được biết, khu tổ hợp này đi vào hoạt động từ năm 2017, hàng năm nộp tiền thuê đất cả trăm triệu đồng. Thế nhưng nguồn ngân sách này có nguy cơ bị thất thu, do đơn vị chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang đất hạ tầng giao thông (miễn tiền thuê đất). Thêm vào đó, ngay sát khu tổ hợp này đã có 2 cây xăng quy mô cả phía đối diện và cùng bên đường.
Điểm dừng nghỉ của Công ty TNHH Thanh Bình (Nguồn: Thanh Phương - Báo Công lý).
Được biết, sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Thanh Bình 40 triệu đồng, buộc đơn vị này phải dừng các hoạt động, tiến hành xin cấp phép đúng quy định.
Được biết, Khu tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn Thanh Bình được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương địa điểm thực hiện dự án ngày 14/1/2015. Đến ngày 25/4/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất cho Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp Nghi Sơn thực hiện việc cho thuê 10.194,8m2 đất đối với Khu tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn Thanh Bình đã đầu tư các hạng mục công trình gồm: Nhà ăn uống 2 tầng diện tích xây dựng là 329m2, nhà dịch vụ, bếp 01 tầng; nhà dịch vụ 01 tầng, khu kinh doanh, nhà bảo vệ, nhà để xe và hệ thống sân bãi đường giao thông nội bộ, công trình phụ trợ khác.
Ngày 25/7/2018, Công ty TNHH Thanh Bình có Công văn số 15/CV-TB xin bổ sung quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư trạm dừng nghỉ tại Km381+540 QL1, xã Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Theo đó, ngoài phần diện tích 10.194,8m2 đang thuê đất, nộp thuế hàng năm, đơn vị xin mở rộng thêm khoảng 8.910m2 về phía Bắc và phía Nam (hai bên hông).
Đáng lưu ý, toàn bộ diện tích đất bao gồm 10.194,8m2 và diện tích xin mở rộng thêm 8.910m2 đang được Công ty TNHH Thanh Bình xin chuyển từ đất thương mại dịch vụ sang đất hạ tầng giao thông (được miễn tiền thuê đất) làm Trạm dừng nghỉ và Trạm cung cấp nhiên liệu.
Chiếu theo điều chỉnh quy hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc xin điều chỉnh từ đất thương mại dịch vụ (nộp tiền thuê đất) sang đất hạ tầng giao thông (miễn tiền thuê đất) là không phù hợp.
Cụ thể, theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Tĩnh Gia đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 3/5/2019, vị trí khu đất đề xuất đầu tư trạm dừng nghỉ có chức năng là đất thương mại dịch vụ, không phải là đất hạ tầng giao thông để bố trí trạm dừng nghỉ.
Hơn nữa, theo quy hoạch điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 7/12/2018, vị trí khu đất đề xuất đầu tư trạm dừng nghỉ được quy hoạch là đất công cộng, dịch vụ; không phải là đất hạ tầng giao thông để bố trí trạm dừng nghỉ.
Ngoài ra, theo hồ sơ đề xuất dự án của Công ty TNHH Thanh Bình, có bố trí trạm cấp nhiên liệu (cửa hàng xăng dầu) tại Km 381+540, phải tuyến quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, có khoảng cách rất gần đến các cửa hàng xăng dầu liền kề trên tuyến quốc lộ 1.
Cụ thể, cùng phía (phải tuyến), về phái bắc cách cửa hàng xăng dầu Trúc Lâm tại Km 371+950, phải tuyến quốc lộ 1, thuộc địa phận thôn Hữu Lộc, xã Trúc Lâm của Cty TNHH Trúc Lâm là 9.590m; về phía Nam, cách cửa hàng xăng dầu Trường Lâm tại Km 382+050, phải tuyến, quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Trường Lâm của Công ty xăng dầu Thanh Hóa là 510m; khác phía (trái tuyến) về phía Bắc, cách cửa hàng xăng dầu Trường Lâm – 888 tại Km 381+500, trái tuyến, quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Trường Lâm của Công ty TNHH Trúc Lâm là khoảng 80m.
Việc bố trí trạm cấp nhiên liệu trong trạm dừng nghỉ tại Km 381+540 mà Công ty TNHH Thanh Bình đang xin các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa là không đảm bảo quy định khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía. Điều chỉnh đất dự án khu tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn sang đất hạ tầng giao thông không chỉ gây thất thu tiền ngân sách của Nhà nước mà còn chồng lấn các cửa hàng xăng dầu, gây lãng phí đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.