Tối 20/12, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh Hà Nam, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Phủ Lý (Hà Nam) tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập TP Phủ Lý (2008 – 2018) và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II.
Ông Nguyễn Anh Chức, Chủ tịch UBND TP Phủ Lý đọc diễn văn tại buổi lễ.
Trong diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Anh Chức, Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý cho biết, "Phủ Lý" gắn với mảnh đất nơi đây từ năm 1832. Giai đoạn 1960 - 1996, mang tên thị xã Hà Nam, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1997, cùng với việc tái lập tỉnh Hà Nam, thị xã Hà Nam trở lại tên gọi thị xã Phủ Lý và trở thành tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam. Năm 2006, thị xã Phủ Lý được công nhận là đô thị loại III. Năm 2008, theo Nghị định số 72 của Chính phủ thị xã Phủ Lý chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam.
Sau 10 năm thành lập thành phố, Phủ Lý đã có nhiều thay đổi với tốc độ phát triển nhanh, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, cảnh quan đô thị được cải thiện ngày càng khang trang, đồng bộ, các công trình phục vụ dân sinh được xây dựng tạo điểm nhấn cho thành phố, nhiều công trình thương mại, dịch vụ được hình thành như: Khu vực thương mại, dịch vụ bờ đông, bờ tây sông Ðáy, khu Trung tâm thương mại Vincom, Khách sạn Mường Thanh,...
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.
Khu trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng tại thành phố Phủ Lý đã thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng và nghiên cứu đầu tư như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện sản phụ Nhật Bản...
Khu Đại học Nam Cao với quy mô trên 754 ha đã cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, thu hút được 17 trường Đại học về nghiên cứu và đầu tư trên địa bàn Thành phố bước đầu đã hình thành khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hà Nam và các tỉnh, thành trong khu vực.
Từ một đô thị loại III, công - nông nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, đến nay, kinh tế của thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, giai đoạn 2015 – 2018 tăng trưởng hàng năm đạt trên 16%/năm. Thu nhập bình quân năm 2018 ước đạt 105,3 triệu đồng/người, tăng 6,6 lần so với năm 2008. Tốc độ thu ngân sách tăng trưởng vượt bậc qua các năm, đặc biệt là nguồn thu cân đối, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 22,61%. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 22.000 tỷ đồng, tăng 14,7 lần so với năm 2008; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt trên 9.000 tỷ đồng, tăng gần 17 lần so với năm 2008. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và thân thiện với môi trường, đã hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả ở các xã sản xuất nông nghiệp... Phong trào xây dựng nông thôn mới thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, sau 7 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, 10/10 xã đã được UBND tỉnh Hà Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Các đại biểu tặng hoa tại buổi lễ.
Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá – xã hội được chăm lo, phát triển. Đến nay, thành phố có 55/62 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 88,7%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,7% trên tổng số dân. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố hiện giảm còn 2,3%, giảm bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 0,54%/năm.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng. Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.
Lãnh đạo Trung ương tặng hoa tại buổi lễ.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Phủ Lý đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển vừa qua.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Phủ Lý cần quyết tâm phấn đấu nhiều hơn nữa, đoàn kết nhất trí, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh uỷ; phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, khắc phục những khó khăn, hạn chế, tận dụng những cơ hội phát triển mới có tính đột phá, tập trung nâng cao chất lượng đối với hệ thống tiêu chí đô thị loại II, xây dựng thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bền vững đặt trong mối liên hệ với sự phát triển chung của tỉnh, của vùng thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng Sông Hồng; phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Một góc TP Phủ Lý nhìn từ trên cao.
Thành phố Phủ Lý cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại. Tích cực thu hút đầu tư; phấn đấu để Phủ Lý trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo và du lịch theo lộ trình xây dựng và phát triển thành phố Phủ Lý đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra tại Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy. Phát huy hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch; chú trọng phát triển các mô hình sản xuất có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Quyết liệt thực hiện cải cách hành chính; xây dựng chính quyền đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang kiến trúc, cảnh quan thành phố. Quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt. Thành phố cũng cần chú trọng đầu tư cho văn hoá - xã hội nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, người Phủ Lý văn minh thanh lịch. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.