Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 9 năm 2017 | 10:11

Thừa Thiên - Huế: Sạt lở bờ biển nghiêm trọng

Hàng chục hộ dân sống ven biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang ngày đêm sống trong thấp thỏm, lo sợ trước tình trạng bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa có nguy cơ bị nuốt chửng xuống đáy biển bất kỳ lúc nào.

Nhiều người dân xã Phú Thuận cho biết, tình trạng sạt lở diễn ra từ rất lâu, nhưng trong 3-4 năm gần đây thì tình hình này diễn ra ngày càng nghiêm trọng và đã nuốt chửng nhiều ngôi nhà xuống đáy biển và khiến cho những hộ dân ở xung quanh rất lo sợ và hoang mang.

Khu vực sạt lở ăn sâu vài trăm mét, uy hiếp người dân

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực sạt lở lấn sâu vài trăm mét, các cây dương, cây dứa gai bị đánh bật gốc nổi lên bề mặt cát và nhiều nhà dân đã bị lún sụt và sập, đồng thời khu vực sạt lở sát dần vào những móng nhà dân kế tiếp. Nhiều ngôi nhà còn trụ lại, kết cấu không được vững chắc, móng, tường nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt, nguy cơ bị nuốt chửng bất cứ lúc nào và đe dọa tính mạng cùng tài sản người dân rất cao. Một số hộ dân vì lo sợ nhà bị đổ sập, ảnh hưởng đến tính mạng mà đã dời đi chỗ khác. Có những cụm nhà rơi vào tình trạng hoang phế.

Là người dân sinh sống và chứng kiến từng mét đất cát lở, trôi dần theo thời gian, ông Trần Văn Ngọc 57 tuổi, trú thôn Hòa Duân, cho biết: “Lúc trước ở gần nơi bị sạt lở có một đoạn kè nhưng được một thời gian sóng biển phá hủy. Từ đó, mỗi năm nó càng lở sâu vào hàng chục mét gây xáo trộn cuộc sống ngư dân vì bỏ của chạy người.

Sạt lở bờ biển khiến người dân lo lắng, hoang mang

“Nhà tôi cũng vậy, năm 2001, điểm sạt lở cách chỗ tôi ở hơn 70m, mà giờ đã tiến sát móng nhà. Trước đây, phía sau nhà tôi có xây dựng khu vực nuôi tôm giống, kinh tế gia đình cũng ổn định, nhưng nay phải bỏ hoang vì sạt lở, từ đó chúng tôi cũng khó khăn hơn. Chắc vài năm nữa nơi đây sẽ bị “xóa xổ” mất thôi”, ông Ngọc lắc đầu ngán ngẩm nói. 

Ông Lê Lương (46 tuổi, trú thôn Hòa Duân) chia sẻ: “Gia đình chúng tôi đã gắn bó mảnh đất này cũng đã hơn 30 năm, nhưng giờ nhìn đi nhìn lại đâu cũng thấy cảnh tan hoang dần. Lúc trước cũng có xảy ra nhưng rất ít, thời gian về sau cứ mỗi năm tốc độ cứ tăng dần như cấp số nhân vậy, đặc biệt là 2 năm trở lại đây khiến chúng tôi không thể chỗng đỡ nổi”.

Heo hút 1 số nhà đang chờ di dời

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, cho biết: “Chính quyền địa phương thường xuyên đi khảo sát khu vực sạt lở bờ biển, diễn ra từ thôn Tân An kéo dài đến thôn Xuân An và đã có kiến nghị lên các cấp, ngành liên quan để có những giải giáp để hỗ trợ người dân nhưng phương án khả thi hiện tại nhất vẫn là di dời” dân vẫn chưa có lối thoát.

“Vừa qua, thì UBND xã đã có hướng vận động các hộ dân có khoảng cách bờ biển khoảng 200m trở vào phải di dời đến nơi cao ráo, an toàn, hướng dẫn và hỗ trợ họ tái định cư để ổn định cuộc sống. Cùng với đó UBND xã đã lên kế hoạch phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) để xin cây trồng chống sạt lở bờ biển và kiến nghị lên các cấp để có phương án xây dựng kè bờ biển chống sạt lở", ông Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận thông tin thêm. 

Phan Tiến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top