Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019 | 11:41

Thủ tướng yêu cầu Bộ GĐ-ĐT đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm"

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" và tổ chức đối thoại, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, xây dựng, đúng pháp luật.

sgk.jpg

Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đánh giá lại “Chương trình thực nghiệm” do GS. Hồ Ngọc Đại chủ biên và tổ chức đối thoại, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, xây dựng, đúng pháp luật.

Trước đó, Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa đánh giá là “Không đạt” với các bản mẫu sách giáo khoa môn Toán, Tiếng Việt lớp 1 và Đạo đức 1 do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chủ biên. Điều này dẫn đến khả năng là “Chương trình thực nghiệm” phải chấm dứt giảng dạy trong nhà trường sau 40 năm được triển khai.

Chỉ tính năm học 2019 - 2020, sách giáo khoa “Công nghệ giáo dục” đã được triển khai ở 48 tỉnh/thành. Trong đó có hơn 920.000 học sinh lớp 1 học theo sách “Tiếng Việt 1” Công nghệ giáo dục.

Ngày 23/9, PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, đại diện cho cán bộ trung tâm Công nghệ giáo dục viết kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sách Công nghệ giáo dục bị loại.

Trong thư PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào bày tỏ: Bộ sách này không giống sách cải cách giáo dục được triển khai trên phạm vi cả nước năm 1981; không giống sách của chương trình tiểu học năm 2000 được triển khai trên phạm vi cả nước năm 2002, mà đã góp phần tích cực làm lành mạnh và phát triển giáo dục tiểu học trong thập niên 90 của thế kỉ trước cũng như giai đoạn từ năm học 2006 – 2007 đến nay. Bộ sách này không phải là bộ sách cần thay bằng bộ sách mới như sách cải cách hay sách của chương trình tiểu học năm 2000, mà là bộ sách mới được cuộc sống lựa chọn sử dụng.

Liên quan đến ý kiến của PGS.TS Nguyễn Kế Hào về kết quả thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, Toán lớp 1 do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chủ biên, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ ý kiến của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Nguyễn Kế Hào và ý kiến của các chuyên gia, dư luận về "Chương trình thực nghiệm"; chỉ đạo rà soát lại việc thẩm định sách giáo khao nói chung, đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" và tổ chức đối thoại, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, xây dựng, đúng pháp luật.

Bộ đã phê duyệt danh mục 32 sách giáo khoa lớp 1

Chiều 22/11, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo công bố Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Trước đó một ngày, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký Quyết định Phê duyệt Danh mục 32 SGK của 8 môn học lớp 1.

Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận sách giáo khoa từ ba đơn vị đề nghị thẩm định, gồm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. HCM. Tổng số có 49 bản mẫu sách giáo khoa đối với 09 môn học ở lớp 1, cụ thể như sau: môn Tiếng Việt: 6 bản mẫu; môn Toán: 6 bản mẫu; môn Đạo Đức: 6 bản mẫu; môn Tự nhiên-Xã hội: 5 bản mẫu; môn Giáo dục thể chất: 4 bản mẫu; môn Nghệ thuật (Âm nhạc): 5 bản mẫu; môn Nghệ thuật (Mỹ thuật): 5 bản mẫu; Hoạt động trải nghiệm: 6 bản mẫu; môn Tiếng Anh: 6 bản mẫu.

 

01.jpg02.jpg03.jpg

Danh mục 32 sách giáo khoa lớp 1.

 

Tháng 7/2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hội đồng gồm nhà giáo; cán bộ quản lý giáo dục; nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan và có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.

Dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn và các yêu cầu cần đạt của từng bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư số 33, Hội đồng tiến hành thẩm định từng bản mẫu sách giáo khoa và kết luận theo ba mức: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”.

Sau 2 vòng thẩm định, kết quả có 38/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở tất cả 9 môn học/hoạt động giáo dục (77,70%) được đánh giá mức “Đạt”; có 11/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở 6 môn học/hoạt động giáo dục (22,3%) được đánh giá ở mức “Không đạt”.

Sau khi tiếp nhận các bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được Hội đồng thẩm định đánh giá mức “Đạt”, Bộ GD-ĐT tiến hành các bước rà soát, kiểm tra cuối cùng về các nội dung liên quan đến tính pháp lí đối với sách giáo khoa để trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các Nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện việc in và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.

Hầu hết các tác giả có bản mẫu sách giáo khoa xếp loại “Không đạt” đều có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua nhà xuất bản) đề nghị về Bộ GD-ĐT để được tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại theo góp ý của các Hội đồng và tiếp tục trình thẩm định lại theo quy định. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định các bản mẫu này như thẩm định lần đầu vào tháng 12/2019.

Sẵn sàng đối thoại về “Chương trình thực nghiệm”

Tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: “Bộ GD-ĐT đã có báo cáo gửi Thủ tướng về việc sách của GS. Hồ Ngọc Đại tại sao “Không đạt”. Công văn đề nghị Bộ đối thoại với tác giả, nhưng trong quá trình thẩm định, Bộ đã đối thoại công khai với tác giả 2 lần. Tại lần đối thoại này GS. Hồ Ngọc Đại không có ý kiến gì. Đến thời điểm này, Bộ cũng chưa nhận được ý kiến chính thức nào từ GS. Hồ Ngọc Đại. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại nếu tác giả có nhu cầu”.

 

hop-bao.jpg
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài nói về việc đánh giá lại “Chương trình thực nghiệm”.

 

Cũng theo ông Tài, từ năm 2017, Bộ trưởng đã đánh giá lại những nội dung liên quan đến Sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Hội đồng cũng có đánh giá, Sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chỉ phù hợp cho chương trình hiện hành.

“Thành viên Hội đồng thẩm định, 1/3 là giáo viên trải dài trên toàn quốc với đầy đủ vùng miền. Và bản thân Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến điều này. 1/3 số giáo viên rất đa dạng, còn những chuyên gia chúng ta phải chọn những nơi có bề dày về thành tích khoa học”, ông Tài nói thêm.

Trước đó, Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa đánh giá là “Không đạt” với các bản mẫu sách giáo khoa môn Toán, Tiếng Việt lớp 1 và Đạo đức 1 của GS. Hồ Ngọc Đại. Điều này dẫn đến khả năng là “Chương trình thực nghiệm” phải chấm dứt giảng dạy trong nhà trường sau 40 năm được triển khai.

PGS.TS Nguyễn Kế Hào, đại diện cho cán bộ trung tâm Công nghệ giáo dục đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sách Công nghệ giáo dục bị loại. Theo PGS.TS Nguyễn Kế Hào, bộ sách này không phải là bộ sách cần thay bằng bộ sách mới như sách cải cách hay sách của chương trình tiểu học năm 2000, mà là bộ sách mới được cuộc sống lựa chọn sử dụng. Chỉ tính năm học 2019-2020, sách giáo khoa “Công nghệ giáo dục” đã được triển khai ở 48 tỉnh/thành. Trong đó có hơn 920.000 học sinh lớp 1 học theo sách “Tiếng Việt 1” Công nghệ giáo dục.

Liên quan đến ý kiến của PGS.TS Nguyễn Kế Hào về kết quả thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, Toán lớp 1 do GS.TS Hồ Ngọc Đại chủ biên, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ ý kiến của GS.TS Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Nguyễn Kế Hào và ý kiến của các chuyên gia, dư luận về “Chương trình thực nghiệm”.

Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định các bản mẫu SGK “Không đạt” như thẩm định lần đầu vào tháng 12/2019, nếu các tác giả có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua nhà xuất bản) đề nghị về Bộ GD-ĐT.

 

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top