Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 4 năm 2020 | 10:57

Thừa Thiên - Huế: Niềm tin từ "siêu thị hạnh phúc"

Được “mua hàng” với giá trị 0 đồng, nhiều người dân cảm thấy ấm lòng. Họ tin rằng thời điểm khó khăn này rồi sẽ qua và đến một lúc nào đó chính mình sẽ giúp đỡ được người khác.

“Mua hàng” với giá… 0 đồng từ “siêu thị hạnh phúc”

Xuất hiện tại tỉnh Thừa Thiên - Huế từ ngày 13/4, “siêu thị hạnh phúc” giờ đây đã không còn quá xa lạ với người dân tại địa phương này. Kể từ đó cho đến nay, thông qua chính quyền địa phương, gần 2.000 lượt “khách” có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được đến đây “mua hàng” với giá... 0 đồng.

Thông qua chính quyền địa phương, gần 2.000 người đã tới “mua hàng” tại “siêu thị hạnh phúc”.
Thông qua chính quyền địa phương, gần 2.000 người đã tới “mua hàng” tại “siêu thị hạnh phúc”.

 

Theo đó, siêu thị này được đặt tại Khu đô thị Royal Park (xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Gạo, mì tôm, nước mắm, trứng, rau, củ, quả… là những mặt hàng thiết yếu được “bán” tại đây.

Chị Nguyễn Hoàng, nhân viên nhân viên Kinh doanh Công ty Apec Huế cho biết, sự ra đời của “siêu thị hạnh phúc” nhằm tạo ra một địa điểm “mua hàng” thực sự cho những người có hoàn cảnh khó khăn với giá… 0 đồng trong thời gian dịch Covid-19.

Có nghĩa rằng, “khách hàng” tới đây có thể lựa chọn những mặt hàng, sản phẩm mà mình đang cần để phục vụ cuộc sống hằng ngày của họ. Mỗi lần “khách hàng” được lựa chọn không chọn quá 5 sản phẩm khác nhau với tổng giá trị không quá 100 nghìn đồng và sẽ được tính với giá là 0 đồng.

Tuy nhiên, do số lượng “khách hàng” ngày một đông, hơn nữa, đang trong thời điểm người dân phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 nên nếu để cho từng “khách hàng” lựa chọn hàng hóa thì sẽ khó lòng đáp ứng kịp nhu cầu thực tế, do đó, “siêu thị hạnh phúc” buộc phải chuyển từ việc “khách hàng” được tự mình lựa chọn sang nhận gói hàng trực tiếp từ nhân viên của siêu thị, chị Hoàng giải thích.

Về cơ bản, “khách hàng” của “siêu thị hạnh phúc” được “mua hàng” tại đây 2 tuần/lần trong các khung giờ 7h30 – 9h00 và 16h30 – 17h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ nghỉ Lễ, Tết). “Khách hàng” sẽ có giấy mời của UBND phường/xã nơi mình đang cư trú, trong đó thông báo thời gian cụ thể để “mua hàng” và họ sẽ mang theo chứng minh nhân dân cùng với sổ hộ nghèo/cận nghèo để đối chiếu.

Đến “siêu thị hạnh phúc”, họ sẽ được hướng dẫn các thủ tục cơ bản để vào “mua hàng” và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như: đứng giãn cách đúng theo quy định, đo thân nhiệt trước khi vào mua hàng, rửa tay sát khuẩn…

Mọi người được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Mọi người được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

 

Được đo thân nhiệt trước khi vào.
Được đo thân nhiệt trước khi vào.

 

Được rửa tay sát khuẩn trước khi “mua hàng”.
Được rửa tay sát khuẩn trước khi “mua hàng”.

 

Cũng theo chị Hoàng, hiện nay chuỗi “siêu thị hạnh phúc” đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đa số các mặt hàng tại siêu thị đều được Tập đoàn Apec chuẩn bị, một số khác được tài trợ bởi các mạnh thường quân từ khắp mọi nơi.

Món quà nhỏ, gõ cửa tương lai

Theo ghi nhận, quy trình “bán hàng” của “siêu thị hạnh phúc” đã thay đổi nhiều so với dự định ban đầu. Tuy nhiên, đa phần “khách hàng” vẫn hài lòng và nhiều niềm tin về cuộc sống tốt đẹp đang được thắp sáng trở lại.

Phiếu hướng dẫn và ghi chép thời gian “mua hàng”.
Phiếu hướng dẫn và ghi chép thời gian “mua hàng”.

 

Một người dân đến “mua hàng” ở “siêu thị hạnh phúc” cho biết, các thành viên trong nhà chủ yếu là lao động tự do, số tiền kiếm được chủ yếu đủ trang trải trong ngày chứ gần như không có khoản tích góp, dự phòng. Từ ra Tết đến nay, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trong nhà không hề có nguồn thu. May mắn rằng trong khoảng thời gian vừa qua gia đình họ được nhận nhiều món quà từ các đơn vị, cá nhân hảo tâm như nhận gạo tại cây ATM và giờ là “siêu thị hạnh phúc”.

Anh Đoàn Văn Tuấn, trú tại phường Thuận Lộc, TP. Huế cho biết, thời gian qua gia đình anh cũng đã được nhận nhiều suất quà từ các nhà hảo tâm. Anh cùng gia đình cảm thấy rất ấm lòng.

Chị Nguyễn Thị Cúc, trú tại phường Thuận Thành nhận thấy, giờ đây là lúc nhiều người gặp khó khăn trong đó có gia đình mình. Chị mong rằng dịch bệnh Covid-19 sẽ nhanh chóng qua đi để cuộc sống ổn định trở lại. Và, người phụ nữ này tin rằng, khi ấy, những người khó khăn thời điểm này sẽ vươn lên, đến một lúc nào đó biết đâu chính họ sẽ là người đi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác.

Ban đầu, “siêu thị hạnh phúc” dự định để “khách” tự lựa chọn món đồ mình cần.
Ban đầu, “siêu thị hạnh phúc” dự định để “khách” tự lựa chọn món đồ mình cần.

 

Vì nhiều lý do, đến nay “khách” sẽ nhận “hàng” đã được chuẩn bị sẵn.
Vì nhiều lý do, đến nay “khách” sẽ nhận “hàng” đã được chuẩn bị sẵn.

 

Kể thêm về những “khách hàng” của mình chị Hoàng cho hay, những ngày đầu tiên khi “siêu thị hạnh phúc” mới hoạt động cũng có một số người dân thay vì nhận 2 tuần/lần như thông báo thì họ đã đến nhận nhiều lần.

“Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng vì họ khó khăn nên họ mới như vậy. Chúng tôi không nề hà việc đó nhưng sợ thiếu hụt đi nguồn hàng cho những người khác nên sau khi để cho họ “mua hàng” chúng tôi sẽ nhắc nhở khéo léo. Đến giờ, những trường hợp như vậy gần như không có nữa. Bên cạnh đó, có một số người chúng tôi biết được hoàn cảnh vô cùng khó khăn nên cố gắng tạo điều kiện cho họ “mua thêm” được một chút gì đó. Trong những ngày đầu có một số người dân trong tỉnh biết thông tin rồi tự động đến chứ không theo thông báo… khiến chúng tôi đã có lúc thiếu hụt hàng. Giờ thì mọi thứ đã ổn hơn, vào nề nếp hơn”, chị Hoàng cho biết.

Được biết, ngoài những gia đình thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo, “siêu thị hạnh phúc” cũng đã tiếp đón những người có hoàn cảnh khó khăn từ UBND các địa phương giới thiệu vào “mua hàng” với giá 0 đồng.

Những ngày gần đây tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa, tuy nhiên, lượng “khách” đến “mua hàng” tại “siêu thị hạnh phúc” vẫn khá đông. Ước tính trong ngày 24/4, số lượng này khoảng 300 người.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top