Dù Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam hồi đầu năm nhưng đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Làm nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nam
Đánh giá và phân tích về vấn đề này, tại phiên thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XIV về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, đại biểu Quốc hội Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) cho biết:
Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 nông nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn từ thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu tác động, kèm theo đó cuối năm 2016 tăng trưởng nông nghiệp là âm. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2017 với nhiều giải pháp đột phá của Chính phủ và bộ, ngành chức năng, nông nghiệp đã có chuyển biến khá tốt, đây là tín hiệu tiến bộ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tiềm năng và sức sản xuất vô cùng lớn, Chính phủ đã chủ động thực hiện bấm nút khởi động dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, tổ chức đối thoại với 2.000 doanh nghiệp và thực hiện triển khai 100.000 tỷ vốn đầu tư phục vụ cho quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương có nhiều giải pháp như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút sự tham gia của các đại sứ ở nhiều quốc gia, thu hút nhà đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như tham gia vào mở rộng thị trường về phát triển nông sản… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn.
Thứ nhất, việc xây dựng, quản lý quy hoạch gắn với triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa được quan tâm đồng bộ và chưa có sự gắn kết trong tổ chức thực hiện. Việc ban hành sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và còn chậm so với yêu cầu. Cụ thể như chính sách tích tụ ruộng đất hiện nay vẫn chưa xác định được cơ sở pháp lý và chưa chỉ đạo cụ thể trên địa bàn cả nước, mới dừng lại ở việc thí điểm ở một số địa phương, nên còn gặp lúng túng khi thực hiện. Hà Nam là một địa phương đang thực hiện thí điểm chính sách này đã gặp một số khó khăn nhất định về diện tích trung bình trên hộ manh mún, chất lượng đất, nước ô nhiễm. Thực hiện cam kết ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với địa phương, cũng như với các chủ hộ còn vướng về mặt pháp lý trong việc thực hiện Luật đất đai.
Việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao. Một số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn khiêm tốn. Theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc. Có trên 55% các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng, chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như đất đai nhà nước chưa có sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư một cách bài bản, căn cơ về ứng dụng khoa học, công nghệ.
Việc chuyển giao công nghệ và quy trình sản xuất giống, quy trình canh tác, nuôi trồng còn hạn chế, chưa phát huy tối đa khả năng ứng dụng, chưa quan tâm nghiên cứu, dự báo và dự báo nguồn thông tin thị trường về sản phẩm, vẫn để tình trạng cung vượt quá cầu. Thời gian vừa qua, tình trạng giá thịt lợi giảm tận đáy, người dân khốn đốn, có địa phương tình trạng lợn giống thả ra đường làng, thôn xóm, bán không ai mua, cho không có người lấy, người dân chán nản trong việc chăn nuôi…
Do đó, Quốc hội, Chính phủ cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ tập trung ruộng đất và mở rộng hạn điền. Ban hành các hướng dẫn cụ thể về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp và chỉ đạo chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian, thuê lại đất của nông dân và cho doanh nghiệp thuê lại.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết bốn nhà, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao và đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và gắn liền giữa nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn, ban hành các chính sách điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.
Duy Thiên
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.