Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2017 | 2:44

Tìm giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Kinh tế nông thôn nhấn mạnh:

Mặc dù chúng ta xuất khẩu số lượng lớn nông sản nhưng giá trị gia tăng không cao, thậm chí giảm sút. Nguyên nhân đã được lãnh đạo Chính phủ chỉ rõ: quy mô sản xuất nhỏ bé, thậm chí li ti ( hơn 10 triệu hộ với hàng chục triệu ô ruộng, hàng triệu mảnh vườn) đã khiến việc triển khai cơ khí hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật khó khăn. Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng nông sản của ta vừa thấp, vừa thiếu đồng nhất. Quy mô sản xuất nhỏ với nguồn lực hạn chế của từng hộ khiến việc đầu tư, nghiên cứu, triển khai tiến bộ kỹ thuật gặp khó khăn.

Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn phát biểu khai mạc diễn đàn.

Thấu hiểu những điểm yếu cốt lõi của sản xuất nông nghiệp nước nhà, ngay từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cả chủ quan và khách quan, việc triển khai thực hiện đề án gặp nhiều khó khăn.

Để gỡ khó cho nông nghiệp công nghệ cao (hạn điền, vốn, khoa học công nghệ, thị trường,...), Nghị quyết phiên họp tháng 2/2017 của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành với thời gian cụ thể nhằm nhanh chóng tạo môi trường, cơ chế hấp dẫn, khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội. Theo đó, Thủ tướng giao  các bộ Nông nghiệp và  PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp phối hợp rà soát, sửa đổi chính sách đất đai nhằm tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất, cởi trói hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý 3/2017. Đây được coi là đột phá then chốt, là động lực mới cho nông nghiệp Việt bay cao hơn và xa hơn.

Các đại biểu tham gia diễn đàn tìm hiểu về mô hình trồng rau CNC tại Nông trường Vineco Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho chương trình nông nghiệp CNC. Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế ưu đãi trong phát triển nông nghiệp CNC, nhất là nghiên cứu,chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, nhập khẩu thiết bị máy móc công nghệ cao trong nước chưa làm được. Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện chính sách về thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, ươm tạo, chuyển giao phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước hết là thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp nông nghiệp CNC.

Tuy nhiên, đến nay, những yêu cầu của Thủ tướng đặt ra với các bộ ngành tiến triển chưa nhanh, vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Trên tinh thần đó, với mong muốn tháo gỡ nhanh những rào cản đối với phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng CNC, Báo Kinh tế nông thôn phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhất là với các doanh nghiệp, chủ trang trại đã làm và chuẩn bị làm nông nghiệp CNC, tổ chức diễn đàn Chính sách phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng CNC: Vướng mắc và những đề xuất, nhằm tạo cơ hội để các cá nhân, tổ chức nói lên những vấn đề mình gặp phải trong phát triển nông nghiệp CNC, qua đó đề nghị các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng sớm trình Chính phủ giải pháp tháo gỡ.

 

P.V (ghi)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top