Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 8 năm 2018 | 21:14

Tỉnh Bình Định thu hồi dự án liên quan đến con ông Trần Bắc Hà?

Con của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) có liên quan đến Dự án “khủng” nằm ở vị trí đắc địa được xem là khu đất “vàng” tại TP Quy Nhơn, chính thức bị UBND tỉnh Bình Định thu hồi.

Đây là thông tin chính thức được một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Bình Định chia sẻ liên quan đến việc thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
 
Dự án nằm giữa khu đất “vàng” TP Quy Nhơn, được cho là thuộc sở hữu của doanh nghiệp (DN) do 2 con ông Trần Bắc Hà làm giám đốc, chủ tịch HĐQT. Theo vị này, dự án này chính thức bị UBND tỉnh Bình Định ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư từ tháng 7/2018. Lý do doanh nghiệp này không triển khai dự án.
thtt.jpg
Phối cảnh dự Khu phức hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng có mức đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng (Ảnh: DânTrí)

 

Theo xác nhận của Sở KH-ĐT tỉnh Bình Định, dự án này, được thực hiện tại khu đất K200 (Bệnh xá K200 cũ, rộng hơn 1ha), thuộc khu Đô thị -Thương mại - Dịch vụ phía Tây đường An Dương Vương (phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy nhơn), với diện tích 10.840 m2. Trước đây, khu đất K200 vốn là đất Quốc phòng, do Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quản lý.
 
“Sau đó, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, xét thấy khu đất không nằm trong khu vực phòng thủ nên Bộ Quốc phòng nên đồng ý trả lại đất cho địa phương quản lý. Sau này, UBND tỉnh Bình Định chuyển mục đích đất dịch vụ và giao lại cho các doanh nghiệp làm dự án, trong đó có doanh nghiệp của con gái và con trai ông Trần Bắc Hà?”, vị này thông tin.
 
Thông tin được biết, tháng 10/2017, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng, Công ty CP Tập đoàn An Phú và một doanh nghiệp khác thực hiện dự án Khu phức hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng trên diện tích đất khoảng 10.840m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng.
thtt1.jpg
Dự án để cho cỏ dại mọc um tùm (Ảnh:DânTrí)

 

Mục tiêu của dự án là xây dựng khu tổ hợp thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp và khách sạn với quy mô gồm 2 tòa tháp cao 39 tầng, tổng số phòng là 576, trong đó 274 căn hộ cao cấp để bán hoặc cho thuê, 302 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, spa...
 
Đây là dự án có quy mô lớn, công trình độc đáo thể hiện nét kiến trúc văn hóa Champa, tạo điểm nhấn trong việc quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh Bình Đinh. Theo đăng ký, tiến độ triển khai và hoàn thành dự án của chủ đầu tư là từ quý 3/2017 đến quý 3/2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư vẫn “án binh bất động” trong việc triển khai dự án trên.
 
Được biết, khu đất nằm giữa trung tâm TP Quy Nhơn, được đánh giá có vị trí đắc địa, là đất “vàng” tại phố biển Quy Nhơn. Tuy nhiên, hiện tại khu đất “vàng” vẫn được che chắn kín mít để cây bụi và cỏ dại mọc um tùm giữa thành phố, rất phản cảm.
 
Qua tìm hiểu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng được thành lập năm 2014 với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, giám đốc công ty này là con gái ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV) là bà Trần Lan Phương. Còn Công ty CP Tập đoàn An Phú (thành lập năm 2009), vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT là ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà.

Dự án An Thịnh Hotel: Dự án chưa xong, chủ đầu tư đã đưa vào sử dụng?

Dự án An Thịnh Hotel đang trong quá trình hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) đã sử dụng tầng 5 của tòa nhà làm nơi kinh doanh. Dự án này tọa lạc tại phường Vạn Phúc, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).

pln.jpg
Dự án An Thịnh Hotel do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam làm chủ đầu tư. (Ảnh:Phapluat.net)

 
Được biết, dự án An Thịnh Hotel do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án nằm trên địa bàn phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Dự án được cấp phép xây dựng với quy mô 01 tòa 19 tầng, diện tích đất là 1189.6 m2, diện tích xây dựng 713 m2, tổng diện tích sàn dự kiến là 10.704 m2. Bãi đỗ xe của tòa nhà sẽ có diện tích 1020.9 m2 và tổng mức đầu tư là 250 tỷ đồng.


Được biết, mặc dù các hạng mục của dự án An Thịnh Hotel tại đường Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, thế nhưng tại tầng 5 của dự án này, chủ đầu tư vẫn ngang nhiên đưa vào sử dụng làm văn phòng... tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn lao động.

pln2.png
Tại thời điểm dự án đang thi công có rất nhiều công nhân thi công trên công trình thuộc dự án này hoàn toàn không sử dụng mũ bảo hộ, nhiều công nhân làm việc trên cao mà không có đai bảo vệ.(Ảnh:Phapluat.net)

 
Theo quy định hiện hành, việc đưa tầng 5 của dự án An Thịnh Hotel để làm nơi làm việc khi chưa thi công xong dự án đã vi phạm nghiêm trọng Điều 31 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 123 Luật Xây dựng 2014. Bởi, các hạng mục công trình, công trình xây dựng chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng.

Không những đưa tầng 5 của dự án An Thịnh Hotel để làm nơi làm việc khi chưa thi công xong dự án, tại thời điểm dự án đang thi công có rất nhiều công nhân thi công trên công trình thuộc dự án này hoàn toàn không sử dụng mũ bảo hộ; nhiều công nhân làm việc trên cao mà không có đai bảo vệ, vật liệu xếp ngổn ngang, xe ô tô xếp ngay dưới chân công trình, không có biển báo, hàng rào che chắn trong phạm vi công trường, để người dân tự do đi lại, hoạt động trong phạm vi công trường.


Khi được hỏi về vấn đề an toàn lao động, có công nhân bức xúc cho rằng không được trang bị, có người thì nói quen thế rồi, đội mũ bảo hiểm sẽ vướng víu, bất tiện, giày bảo hộ lao động thì càng ít sử dụng vì không quen, trong khi nhiều khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn như không có hệ thống lưới che chắn, sàn thao tác, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển cấm nguy hiểm... Hầu như chủ đầu tư thiếu nguyên phần trang bị thiết bị bảo hộ lao động và phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

pln1.jpg
Tại tầng 5 của dự án này, chủ đầu tư (CĐT) vẫn ngang nhiên đưa vào sử dụng làm văn phòng... tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn lao động.(Ảnh:Phapluat.net)
Thời gian qua, mặc dù, các ngành chức năng và các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều, nhưng cũng tại các công trình xây dựng thuộc dự án trên, không khó để bắt gặp hình ảnh những giàn giáo lắp ghép tạm bợ, công nhân đi dép lê, mặc áo cộc tay, đội mũ mềm… hay hình ảnh công nhân làm việc trên cao mà không có thiết bị bảo hộ an toàn.

Điều đáng nói, những vi phạm trên của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam vẫn ngang nhiên tồn tại nhưng chưa hề có động thái từ phía cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý. Dư luận đang đặt ra câu hỏi về sự thiếu kiểm tra của chính quyền phường Vạn Phúc, thanh tra xây dựng quận Hà Đông?

Đề nghị UBND phường Vạn Phúc, UBND quận Hà Đông và các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý bảo đảm đúng quy định pháp luật về xây dựng và an toàn cho những người làm việc tại đây.

CĐT dự án BT sẽ không còn được thanh toán bằng quỹ đất

Trong công văn gửi UBND TP. Hà Nội, Bộ Tài chính đã đề nghị TP. Hà Nội rà soát, tạm dừng quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018.

Việc tạm dừng này sẽ được thực hiện cho đến khi nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) có hiệu lực.

Theo Bộ Tài Chính, tại Khoản 3, Điểm d và Khoản 4 Điều 13 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ quy định chi tiết về việc sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2018 Bộ Tài Chính đề nghị không áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (Tờ trình Chính phủ số 145/TTr-CP ngày 6/10/2017) nhưng đến nay nghị định chưa được ban hành. Chính vì vậy, ngày 16/1/2018, Bộ Tài chính đã có Công văn số 638/BTC-QLCS báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

pháp-luật-tp-hồ-chí-minh-da-treo.jpg
CĐT dự án BT sẽ không còn được thanh toán bằng quỹ đất. (Ảnh minh họa)

 

Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 1248/VPCP-KTTH ngày 02/02/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công văn số 3515/BTC-QLCS ngày 28/3/2018 hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Cụ thể, tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT có hiệu lực thi hành.

Bộ Tài chính đề nghị UBND TP. Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.

Cách đây không lâu UBND TP. Hà Nội quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án về hạ tầng giao thông theo hình thức BT, thanh toán bằng quỹ đất cho các nhà đầu tư gây nhiều xôn xao trong dư luận.

Không lâu trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong quá trình thực hiện một số dự án theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT trên địa bàn Hà Nội cũng đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm. Trên thực tế, đến thời điểm thanh tra, trong số 15 dự án BT nhưng chỉ có 1 dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu, 14 dự án còn lại là hình thức chỉ định thầu.

Mặt khác UBND TP. Hà Nội cũng không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ, thậm chí là đã ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định pháp luật.

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top