Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2016 | 9:23

“Bánh vẽ” dự án, Công ty CP Tài nguyên bị “tố” quỵt nợ 16,3 tỷ đồng

Núp dưới vỏ bọc hoành tráng, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nhưng thực tế, “con nợ” đại gia là Công ty CP Tài nguyên (mã chứng khoán: TNT) đang mang trong mình khoản nợ “ngập đầu” mà không chịu chi trả cho cá nhân và tổ chức của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hải Vân đã lên tới con số 16,3 tỷ đồng.


Ba chứng từ liên quan đến việc Công ty Hải Vân cho Công ty Tài nguyên vay số tiền 10 tỷ đồng.

“Con nợ” đại gia - Vay nhiều, hứa nhiều

Căn cứ Hợp đồng vay tiền số 09/2009/HĐVT ngày 27/11/2009, giữa bên cho vay là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Vân (Bên A) và bên vay là Công ty Cổ phần Tài nguyên (Bên B) do ông Nguyễn Gia Long, chức vụ Tổng Giám đốc làm đại diện, có trụ sở tại số 61/562 đường Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, hai bên đã chấp nhận ký kết thỏa thuận thực hiện hợp đồng vay tiền với nhiều ràng buộc về pháp lý.

Theo đó, bên A cho bên B vay số tiền 10.000.000.000 đồng (10 tỷ đồng) không lãi suất, với mục đích giúp bên B bổ sung vốn hợp tác kinh doanh thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 18/2009/HĐHTĐT ngày 25/5/2009 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 41, Công ty Cổ phần Tài nguyên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tây Bắc, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Vân và Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/2009/HĐHTĐT ngày 01/6/2009 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 41 và Tổng công ty Thành An - Bộ Quốc phòng (Hợp tác kinh doanh).

Đổi lại, bên A được ưu tiên quyền mua căn hộ chung cư trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, nếu bên B đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để được bán căn hộ chung cư từ việc hợp tác kinh doanh, thì bên A được quyền mua một sàn căn hộ chung cư với gia mua ban không thay đổi là 23 triệu đồng/m2 sàn thương mại đã bao gồm thuế VAT và tiền mua bán sàn tầng 10 căn hộ chung cư được đối trừ vào số tiền 10 tỷ đồng. Tiến độ nộp tiền, các điều kiện mua bán căn hộ chung cư sẽ theo tiến độ, điều kiện chung của dự án. Hai bên sẽ tiến hành làm hợp đồng mua bán căn hộ sau khi bên B đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được bán.

Trường hợp bên B không thực hiện quyền bán sàn tầng 10 cho bên A theo đúng thỏa thuận ở trên, thì bên B phải trả cho bên A khoản tiền 10 tỷ đồng và bên B bị phạt 25% trên tổng số tiền vay.

Nếu bên A không thực hiện quyền mua sàn căn hộ chung cư theo thỏa thuận, thì số tiền bên A cho bên B vay là 10 tỷ đồng sẽ được bên B hoàn trả và bên A bị phạt 25% trên tổng số tiền cho vay.

Tin vào chữ tín của đối tác và những ràng buộc pháp lý chặt chẽ trong hợp đồng đã được ký kết, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Vân (Công ty Hải Vân) đã thực hiện 3 lần chuyển khoản cho Công ty Cổ phần Tài nguyên (Công ty Tài nguyên) với tổng số tiền là 10 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 14/12/2009, chuyển khoản qua Ngân hàng Techcombank số tiền 6 tỷ đồng; trong các ngày 23/12/2009 và 04/01/2010, lần lượt chuyển khoản qua Ngân hàng TMCP Đại Tín số tiền 1,697 tỷ đồng và 2,303 tỷ đồng.

Vay trên phương diện tổ chức vẫn không đáp ứng được cỗ máy “ngốn tiền”, làm việc thiếu hiệu quả, Công ty Tài nguyên vay thêm bà Đoàn Thị Khánh Vân số tiền 3,5 tỷ đồng. Bằng những lời đường mật, tại Biên bản số 01/2011/BBTT, ông Nguyễn Hải Long hứa hẹn chuyển nhượng cho bà Vân phần 80m2 đất ở vị trí đầu hồi (1/2 căn biệt thự tại dự án chung cư Nhân Chính) với giá 132,5 triệu đồng/m2, tương đương số tiền 10,6 tỷ đồng.

Lãi tiền tỷ vẫn trốn tránh nghĩa vụ thanh toán

Ngày 01/01/2014, hai bên đối chiếu và xác nhận công nợ, khoản nợ Công ty Tài nguyên đang nợ Công ty Hải Vân lên tới số tiền 14 tỷ đồng. Lúc này, Chủ tịch HĐQT Công ty Tài nguyên Nguyễn Gia Long cam kết thanh toán nợ cho Công ty Hải Vân không loại trừ bất kỳ trường hợp nào, ngay cả khi có sự thay đổi nhân sự, pháp lý, phá sản… Đồng thời, ông Long đưa ra tiến độ trả nợ như sau: Ngày 30/9/2014, Công ty Tài nguyên thanh toán cho Công ty Hải Vân trước 5 tỷ đồng; từ ngày 30/9 - 30/12/2014, thanh toán đầy đủ 9 tỷ đồng còn lại.

Ngày 25/4/2015, dù đang ở hoàn cảnh nợ nần “ngập đầu”, trong bản nội dung công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Tài nguyên lại đưa ra những số liệu chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được tô son như: Tổng doanh thu năm 2014, công ty đạt 21.407 triệu đồng, đạt 21% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 4.814 triệu đồng, đạt 62% kế hoạch. Năm 2015, doanh nghiệp này đưa ra con số gây sốc với kế hoạch doanh thu từ 150 đến 200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 15 - 18 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế từ 11,7 đến 14,04 tỷ đồng, EPS dự kiến 1.376 đến 1.652 đồng/cổ phần.

Báo cáo màu hồng là vậy, tuy nhiên, thời gian cam kết thanh toán mà ông Nguyễn Gia Long hứa hẹn đã quá hạn hơn một năm, Công ty Tài nguyên không trả một đồng nào trong khoản nợ 14 tỷ đồng cho Công ty Hải Vân và tính đến ngày 30/6/2015, còn mắc nợ bà Đoàn Thị Khánh Vân số tiền 2,3 tỷ đồng. Đến nay, tổng số tiền Công ty Tài nguyên phải thanh toán cho cá nhân và tổ chức của Công ty Hải Vân là 16,3 tỷ đồng.

Quá bất bình trước sự thiếu thiện chí hợp tác, Công ty Hải Vân đã rất nhiều lần liên hệ yêu cầu phải thanh toán dứt điểm, nhưng Công ty Tài nguyên không thực hiện thanh toán, lẩn tránh việc trả nợ và tiền phạt theo đúng hợp đồng, khiến công việc làm ăn của Công ty Hải Vân bị ảnh hưởng, dẫn đến nợ lương cán bộ, công nhân lao động.

Trong một động thái diễn ra gần đây, từ ngày 07/12 - 18/12/2015, Chủ tịch HĐQT Công ty Tài nguyên Nguyễn Gia Long - người từng nhận trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình cam kết có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Công ty Hải Vân đã mua thêm 500.000 cổ phiếu TNT, nâng số lượng và tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch 526.000 cổ phiếu, tương ứng 6,19% vốn điều lệ.

Dù không thực hiện việc trả nợ theo đúng nghĩa vụ tài chính đã cam kết, nhưng ông Nguyễn Gia Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Tài nguyên lại có tiền gom mua cổ phiếu phục vụ cho lợi ích cá nhân. Chính vì lẽ đó, để làm rõ hành vi lãnh đạo Công ty Tài nguyên có “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay không, đề nghị cơ quan điều tra cần sớm vào cuộc để làm rõ vụ việc.

Phan Tuấn/Xây dựng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top