Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 5 năm 2018 | 13:37

Tố cáo qua điện thoại: Ăn lương dân đóng thuế thì dân yêu cầu phải làm

"Tố cáo là quyền hiến định nên phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện tố cáo, không nên vì thấy khó khăn mà không làm".

Sáng nay (24/5), Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Việc dự thảo mở rộng hình thức tố cáo đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi.

Không đồng tình với một số ý kiến cho rằng không quy định hình thức tố cáo qua điện thoại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đánh giá việc thiết kế như dự thảo là “thông minh” khi khoản 1 điều 22 chấp nhận hai hình thức tố cáo bằng văn bản và bằng lời nói, cũng như thiết kế rất hợp lý ở khoản 2 và khoản 3.

Vị đại biểu này nhấn mạnh, cách đây 13 năm, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại và tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật.

“13 năm rồi Quốc hội đã chấp nhận cái này mà công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Tại sao lại bỏ đi, tôi thấy không đúng” – ông Cầu băn khoăn.

 

dai bieu quoc hoi tranh luan ve hinh thuc to cao qua dien thoai hinh 1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu tranh luận trên Hội trường sáng 24/5

 

Nhấn mạnh tố cáo là quyền Hiến định nên luật phải tạo điều kiện cho công dân tố cáo và cơ quan có thẩm quyền trả lời đầy đủ. “Ví dụ tôi đang ở TPHCM phát hiện một người thân của tôi bị một người nào đó yêu cầu đưa một khoản tiền, tôi về không kịp và chỉ có điện thoại điện đến mong các anh giúp cho cháu mà ở cơ quan công an gọi là tin báo về tội phạm, không làm là vô lý. Nếu bỏ đi sẽ mất một kênh thông tin rất quan trọng”.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, để kiểm soát được quyền lực của quan chức thì vừa kiểm soát nội bộ nhưng đồng thời bên ngoài người ta cũng giám sát được, người dân và báo chí cũng giám sát được từ bên ngoài. Ông đề nghị Quốc hội giữ nguyên như dự thảo vì thiết kế như ậy là rất hợp tình hợp lý.

Không đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Mão cho rằng thực tiễn qua thực hiện 2 hình thức tố cáo nêu trên cho thấy số vụ được thụ lý giải quyết chỉ có khoảng 18% là tố cáo đúng, còn lại là sai và có đúng có sai. Theo vị đại biểu này, nếu mở rộng hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng dân chủ tố cáo tràn lan, gây quá tải cho cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu phải đầu tư nguồn lực rất lớn.

“Trong 15 năm thực hiện công tác tiếp dân tôi thấy rằng chỉ một cú điện thoại mà huy động hết cơ quan tổ chức liên quan hay một tin nhắn cũng cần thời gian dài xác minh để xác minh tố cáo đúng hay sai thì vô cùng khó khăn và tạo áp lực rất lớn, đòi hỏi đầu tư nguồn lực rất lớn để thực hiện” – ông Mão nêu quan điểm và đề nghị giữ nguyên 2 hình thức tố cáo như hiện nay để đảm bảo tính khả thi và ràng buộc trách nhiệm các bên liên quan.

Tiếp tục tranh luận lại ý kiến của đại biểu Trần Văn Mão, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu giữ nguyên quan điểm, đồng thời nhấn mạnh, công chức nhà nước nếu nói sòng phẳng là ăn lương nhà nước từ thuế của dân đóng thì yêu cầu của dân thì phải làm.

Là rõ hơn hình thức tố cáo qua điện thoại, ông Nguyễn Hữu Cầu nhấn mạnh, một người tố cáo qua điện thoại, cơ quan chức năng ghi lại và hẹn người tố cáo để họ cung cấp thông tin. Cảnh sát 113 hàng ngày nhận được nhiều thông tin và thông tin nào chính xác thì được lọc rất nhanh.

“Không phải khó quá thì không làm, nếu thế thì còn nói gì nữa. Tôi nghĩ tại sao Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 tiến bộ thế mà không kế thừa lại bỏ đi. Tôi nghĩ để người dân thực hiện quyền hiến định chứ không phải vì khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước mà ta chọn việc dễ để làm còn việc khó thì không” – vị đại biểu đoàn Nghệ An nói.

Cùng quan điểm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng “trong thời đại 4.0 mà không dùng điện thoại thông minh thì quay lại 0.4”. Theo đại biểu này, tố cáo qua điện thoại chính là tố cáo trực tiếp và nên ghi nhận chứ không phải thấy khó thì thoái thác./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

Top