Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2021 | 10:47

Tôm nuôi ở Thừa Thiên - Huế bị chết vì bệnh đen mang

Ước khoảng 25 – 30 tấn tôm của các hộ dân tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) bị chết vì bệnh đen mang.

Ngày 10/11, trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND xã Phong Hải Hoàng Văn Sửu cho biết, vừa qua, khoảng 25 – 30 tấn tôm của 45 hộ dân nuôi trên địa bàn xã bị chết vì bệnh đen mang. Đây là lần đầu tiên tại địa phương, bệnh đen mang trên tôm bùng phát mạnh và gây thiệt hại nhiều như vậy.

Khoảng 25 – 30 tấn tôm nuôi của các hộ dân tại xã Phong Hải (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) bị chết vì bệnh đen mang (ảnh: Đại Dương).
Khoảng 25 – 30 tấn tôm nuôi của các hộ dân tại xã Phong Hải bị chết vì bệnh đen mang (ảnh: Đại Dương).

 

"Sau khi nắm được thông tin, phía UBND xã và cơ quan chức năng huyện Phong Điền đã hướng dẫn nông dân tiêu hủy toàn bộ số tôm bị chết theo quy định. Cùng với đó, các phòng chức năng và UBND huyện Phong Điền đã hỗ trợ hóa chất, hướng dẫn bà con vệ sinh hồ nuôi", ông Hoàng Văn Sửu thông tin thêm.

Được biết, hiện nay, xã Phong Hải có 47ha nuôi tôm. Trong đợt này, hiện tượng tôm bị chết xuất hiện trên diện tích 12ha hồ nuôi. Tôm bị chết khoảng 1 tháng tuổi.

Đen mang là hiện tượng mang của tôm nuôi từ màu trắng trong bình thường chuyển sang màu đen, hoặc nâu do các tác nhân sinh hóa học. Mang bị đen mất khả năng trao đổi ôxy, điều hòa áp suất thẩm thấu, bài tiết độc chất nên làm cho tôm suy yếu, nghiêm trọng hơn có thể gây chết hàng loạt.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top