Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 1 năm 2018 | 3:49

Lực lượng khuyến nông: Đồng hành xóa nghèo, làm giàu cùng nông dân

Tiếp tục đổi mới hoạt động trong bối cảnh ngành nông nghiệp và PTNT đang thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển sản xuất của người dân. Nhiều mô hình do lực lượng khuyến nông triển khai đã đi vào cuộc sống, tạo sự kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

Thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Đánh giá kết quả đạt được của công tác khuyến nông năm 2017, TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc TTKNQG nhấn mạnh, năm 2017, mặc dù hoạt động trong bối cảnh ngành Nông nghiệp và PTNT phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những thiệt hại lớn do thiên tai, tình hình dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi diễn biến phức tạp... công tác khuyến nông đang còn một số khó khăn, bất cập nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ, phối hợp của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông cả nước đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các dự án, nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên do Trung tâm chủ trì đã được triển khai đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đối với sản xuất, được các địa phương, đơn vị đánh giá cao.

Trong năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chủ động tham mưu, đề xuất với Bộ thực hiện các giải pháp phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra, giúp nông dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Về hoạt động thông tin tuyên truyền, thực hiện chỉ đạo của Bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, Trung tâm đã tích cực tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên cây điều, thanh long, tiêu, dịch rầy nâu trên lúa, canh tác cà phê bền vững, kỹ thuật chọn giống cà phê chất lượng tốt đưa vào sản xuất; quy trình tái canh cà phê vối; kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả trồng xen trong vườn cà phê như cây bơ, sầu riêng…; kỹ thuật bón phân hiệu quả; tưới nước tiết kiệm cho cà phê; phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cho vườn cà phê và kỹ thuật thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm cà phê.

Nhân rộng những mô hình hiệu quả

Xây dựng mô hình được coi là một điểm mạnh của khuyến nông. Năm vừa qua, các mô hình do khuyến nông cả nước triển khai đều mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm giúp người dân 2 tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng khôi phục vườn điều bị sâu bệnh phá hại nặng (bọ xít muỗi, bệnh thán thư…), TTKNQG đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông 2 tỉnh nói trên tổ chức triển khai xây dựng mô hình khôi phục vườn điều bị sâu, bệnh hại với quy mô 230ha, thực hiện quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại tập trung, đồng loạt theo từng khu vực.

Nhằm giúp người dân 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định khôi phục sản xuất sau thiệt hại của mưa bão gây úng ngập và thiệt hại do dịch bệnh lùn dọc đen trên lúa. Trong bối cảnh tương đối gấp về thời gian, mùa vụ, được Bộ giao nhiệm vụ, Trung tâm phối hợp với Trung tâm Khuyến nông 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định đã nhanh chóng triển khai thực hiện các mô hình sản xuất khoai tây giống ngay trong vụ Đông xuân 2017-2018, với quy mô diện tích 36ha, trong đó Thái Bình 20ha và Nam Định 16ha. Mỗi tỉnh tổ chức triển khai 3 điểm tại các xã bị thiệt hại do thiên tai. Các mô hình dự kiến sẽ cung cấp khoảng 550 tấn khoai tây giống cho sản xuất vụ Đông 2018.

Bên cạnh đó, Trung tâm đang triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu với quy mô 4.100 con gà Lương phượng lai cho 41 hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau khi bị lũ quét. Đến thời điểm hiện nay, đàn gà trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt.

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen lúa trên vùng đất chuyển đổi.

Tham quan mô hình nuôi cá lồng ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Mô hình được triển khai tại thị xã Giá Rai và huyện Hồng Dân với quy mô 20ha. 18 hộ dân tham gia thực hiện được hỗ trợ 100% tôm càng xanh toàn đực và lúa giống, 30% các loại vật tư chính (thức ăn, vôi, thuốc, chế phẩm sinh học, phân bón,…), mức hỗ trợ tương đương gần 26 triệu đồng/ha.

Sau 6 tháng thực hiện, mô hình đã thể hiện rõ tính ưu việt cả về hiệu quả kinh tế cũng như tính bền vững. Tỷ lệ sống tôm càng ước đạt 60%, năng suất ước đạt 490-520 kg/ha. Mô hình sử dụng giống lúa Một bụi đỏ và giống lúa OM 2517 để gieo sạ, thời điểm nghiệm thu đến thu hoạch nếu không bị ảnh hưởng bởi thiên tai năng suất trung bình ước khoảng 7 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí ước lợi nhuận trung bình của mô hình đạt khoảng 40 -50 triệu đồng/ha. Mô hình không sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm, tiết kiệm phân bón ở vụ lúa nên không gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2017 cũng là năm đánh dấu sự thành công của các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông với nhiều dự án được ký kết, triển khai có hiệu quả, thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông và góp phần nâng cao vị thế của khuyến nông Việt Nam trong khu vực và quốc tế như Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT”, TTKNQG được Bộ giao triển khai hợp phần thông tin, đào tạo khuyến nông Trung ương thuộc Dự án VnSAT; Dự án “Giảm thiểu rủi ro và quản lý các mối đe doạ sức khoẻ con người theo chuỗi giá trị động vật-EPT2” (FAO tài trợ), Trung tâm KNQG thực hiện phát triển tài liệu tập huấn “Thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi đàn vịt bố mẹ”; Dự án “Hỗ trợ cộng đồng chịu ảnh hưởng của bão Mirrinae tại Nam Định” (FAO tài trợ); Dự án “Hỗ trợ hạn hán và xâm nhập mặn của 6 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Bến Tre, Kiên Giang” (FAO tài trợ): Dự án “Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt nam theo định hướng Quốc tế: Chương trình A-G2G: Kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm trong chuỗi thịt lợn” (Hà Lan tài trợ)...

Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 của TTKNQG, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, năm nay, toàn ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng vượt bậc, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản cán mốc trên 36 tỷ USD. Có được thành quả đó là nhờ những nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đó có hoạt động tích cực của công tác khuyến nông, đẩy mạnh nhằm chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ, kiến thức cho nông dân. Đồng thời, hệ thống khuyến nông cũng đã tích cực tham gia các nhiệm vụ đột xuất của ngành Nông nghiệp và PTNT, đặc biệt là khắc phục hậu quả thiên tai (ngập úng, lũ lụt); xây dựng các văn bản, chính sách; tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất nông sản sạch, an toàn...

Tại Hội nghị, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2016 cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Trao tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Khánh Nguyên

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top