Việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản trong thời gian dài bị già hóa hoặc không sạch bệnh, dẫn đến tôm giống trong quá trình ươm mang theo nhiều mầm bệnh, chậm lớn.
(Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)
Khoa Nông nghiệp-Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) vừa công bố kết quả thành công đề tài nghiên cứu tạo nguồn tôm giống bố mẹ sạch bệnh.
Kỹ sư Đỗ Văn Trường, phụ trách Trại thực nghiệm thủy sản của Trường Đại học Trà Vinh, cho biết nhiều năm nay, nguồn con giống tôm đảm bảo sạch bệnh, chất lượng luôn được ngành nông nghiệp tỉnh và người nuôi đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, thời gian qua việc giám sát về “lý lịch” tôm bố, mẹ tại các cơ sở sản xuất tôm giống (tôm post) đối với người nuôi rất khó. Việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản trong thời gian dài bị già hóa hoặc không sạch bệnh, dẫn đến tôm giống trong quá trình ươm mang theo nhiều mầm bệnh, chậm lớn.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2017, Khoa Nông nghiệp-Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) đã thực hiện đề tài nghiên cứu tạo nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất giống cho các cơ sở trong và ngoài tỉnh.
Đề tài được thực hiện thời gian từ 2017-2020, gồm 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn I (2017-2018), sau 11 tháng nuôi, các kỹ sư đã sản xuất thành công 100 con tôm bố mẹ, trọng lượng trung bình 140gram/con và cho sinh sản được 300.000-380.000 Nauplius (ấu trùng)/tôm bố, mẹ, với tỷ lệ nở đạt từ 79-82%.
Giai đoạn II (2019-2020) các kỹ sư tiếp tục sản xuất thành công 450 con tôm bố, mẹ sạch bệnh, trong lượng đạt trên 145gram/con; trung bình tôm cái lần đầu sinh sản đạt 400.000 ấu trùng. Chất lượng tôm giống (post) được sinh sản từ nguồn tôm bố, mẹ này được cơ quan Thú y Vùng 6 kiểm nghiệm không mang mầm bệnh.
Các tôm giống bố mẹ này đã được Khoa Nông nghiệp - thủy sản cung ứng cho các cơ sở sản xuất giống, riêng đối với các tôm post giống được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh, có tỷ lệ sống đạt rất cao (85-90%) và tăng trọng nhanh hơn, nhất là giai đoạn sau 30 ngày so với nguồn tôm post được sản xuất từ tôm bố mẹ bắt ngoài tự nhiên mà các cơ sở sản xuất giống thường nuôi dưỡng cho sinh sản.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Thành, chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao về kết quả của đề tài và cho rằng, sự chủ động tạo nguồn tôm giống sạch bệnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng tôm nuôi cho người dân; giúp các cơ sở sản xuất tôm giống không phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ bắt ngoài tự nhiên, không đảm bảo về nguồn gốc, độ thuần của tôm… rất dễ mang mầm bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm thương phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi Cục trưởng Chi cục thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, với nguồn tôm bố, mẹ sạch bệnh được sản xuất tại địa phương, các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh sẽ chủ động sản xuất nguồn tôm giống cung cấp cho người nuôi, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh.
Điều quan trọng hơn là sẽ góp phần thực hiện kế hoạch phát triển nuôi thủy sản của tỉnh đến năm 2020 đạt 25.788 ha và tầm nhìn đến năm 2030 đạt 28.160ha, với nhu cầu con giống năm 2020, khoảng 11 tỷ con tôm sú và tôm thẻ chân trắng./.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.