UBND TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020 và công nhận Thạnh An là xã đảo thuộc TP.Hồ Chí Minh.
“Quả ngọt” từ NTM
Căn cứ theo các quyết định và kế hoạch về địa phương đạt chuẩn NTM, huyện Cần Giờ sẽ được hưởng hai công trình phúc lợi, một công trình trị giá 10 tỷ đồng và một trị giá 20 tỷ đồng.
Tại buổi lễ, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) là xã đảo thuộc TP. Hồ Chí Minh. Thạnh An được thực hiện chính sách ưu đãi của xã đảo theo quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, sự kiện Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn NTM năm 2020 và công nhận xã Thạnh An là xã đảo thuộc TP.Hồ Chí Minh mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Đặc biệt, người dân Thạnh An sẽ được hưởng nhiều cơ chế chính sách hơn, cũng như các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế và nhanh chóng bắt kịp các xã khác của huyện nhà.
Theo ông Phong, mặc dù xuất phát điểm còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cần Giờ đã đoàn kết, cố gắng, vươn lên và đạt được những kết quả tích cực.
Đối với Thạnh An, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu nhập bình quân đạt 63,2 triệu đồng/người/năm. Theo ông Phong, đây là thành tích rất đáng tự hào, bởi Thạnh An là vùng đất tách biệt với đất liền, nơi đầu sóng, ngọn gió, thường xuyên đối mặt với bão lụt và là vùng đặc biệt khó khăn của TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển theo hướng đô thị sinh thái
Ông Phong chỉ đạo huyện Cần Giờ trong thời gian tới cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM; tăng cường phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xem đây là giải pháp nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng NTM tại địa phương.
Theo ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ, thời gian tới, huyện sẽ chủ động phối hợp với các sở, ngành của thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà lãnh đạo thành phố giao phó. Trong đó, sẽ tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phát triển huyện theo hướng đô thị sinh thái.
Huyện tăng cường quản lý đất đai, bảo vệ giữ gìn và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ; thực hiện tốt an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân; đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, Cần Giờ sẽ chủ động đề xuất các chế độ chính sách để xây dựng xã đảo Thạnh An.
Xã đảo Thạnh An là một trong sáu xã của huyện Cần Giờ, được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ, có diện tích hơn 13.000ha, cách trung tâm huyện khoảng 8km. Xã có hơn 4.500 nhân khẩu.
Toàn bộ xã Thạnh An có địa hình trũng thấp thường xuyên bị ngập do triều, mật độ dân cư cao không có khả năng mở rộng diện tích đất ở. Trên 5% dân cư có thu nhập thuộc diện hộ nghèo, phần lớn nhà ở có chất lượng thấp, hệ thống hạ tầng thiếu, là xã thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do mưa bão, áp thấp nhiệt đới và triều cường.
Từ đặc điểm vị trí, điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội, xã Thạnh An có thể xem là vùng đặc biệt khó khăn của TP.HCM.
Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim bay. Huyện có bờ biển dài hơn 23km cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, có rừng ngập mặn đã được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 70.400ha với diện tích rừng ngập mặn trên 33.000ha, chiếm trên 45% diện tích tự nhiên của huyện.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.