Sự kiện dự thảo COC (Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) được thông qua là khởi đầu tích cực cho tiến trình thương lượng thực chất, hiệu quả sau này.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan, đang diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines sáng nay (6/8) đã diễn ra các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước đối tác.
Các Ngoại trưởng tại lễ khai mạc Hội nghị AMM lần thứ 50 ở Manila (Philippines) ngày 5/8. Ảnh: EPA/TTXVN |
Sau thời gian dài khởi động đàm phán, các nước ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá ý nghĩa của việc thông qua dự thảo khung COC này.
Ông Vương Nghị nói: “Việc thiết lập Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN thể hiện những bước tiến lớn. Chúng ta cũng đã nhất trí về lộ trình cho việc hoàn tất văn kiện COC, tăng cường mối quan hệ thông qua hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc thể hiện cam kết mạnh mẽ giữa hai bên duy trì hòa bình tại khu vực biển”.
Phát biểu bên lề hội nghị, ông Vương Nghị cho biết, các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC sẽ bắt đầu vào năm nay và các nước sẽ phải tuân theo khi COC được hoàn tất. Ông Vương Nghị cũng khẳng định đang có những bước tiến thực sự trong việc giải quyết các bất đồng ở Biển Đông.
Đánh giá về bước đi mới nhất này của ASEAN và Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Nguyễn Quốc Dũng cũng nhận định, đây là khởi đầu tích cực cho tiến trình thương lượng COC thực chất và hiệu quả sau này. Cũng tại hội nghị đối thoại ASEAN-Trung Quốc chiều nay, hai bên đã thông qua Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm ASEAN - Trung Quốc, nhằm đánh giá các báo cáo về việc thực hiện Kế hoạch hành động với các Đối tác đối thoại.
Việc hoàn tất một COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý là điều mà nhiều quốc gia thành viên ASEAN mong muốn, có khả năng ngăn chặn và xử lý các diễn biến phức tạp có thể xảy ra ở Biển Đông.
Với việc dự thảo khung COC được thông qua, các bên sẽ bắt đầu một tiến trình đàm phán thương lượng thực chất và đầy khó khăn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, là nước chủ tịch ASEAN 2017, Philippines ủng hộ một văn kiện COC mang tính ràng buộc pháp lý và điều quan trọng là COC cần phải hiệu quả và được các nước tuân theo.
Trong ngày họp thứ 2 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 50 cũng diễn ra hàng loạt Hội nghị ASEAN+1 với các đối tác bao gồm Canada, Hàn Quốc, Australia, Nga, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu có vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ.
Tại cuộc họp hai bên trao đổi thống nhất các nội dung, thống nhất chủ đề và văn kiện cho Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thành lập Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ tháng 1/2018, thúc đẩy các dự án hợp tác quan trọng cũng như xác định lộ trình ký kết biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Ấn Độ.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: “Ấn Độ là một đối tác quan trọng của ASEAN đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong 25 năm qua hai bên có mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả. Hai bên đang đứng trước nhiều cơ hội và câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phải nắm bắt để thúc đẩy, đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới”.
Trong cuộc họp giữa ASEAN và các đối tác trong ngày hôm nay, các nước cũng đánh giá cao mối quan hệ với ASEAN thời gian qua, cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, cũng như tăng cường thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa với ASEAN trong nhiều lĩnh vực./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…