Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 19:2

Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 Trung ương Huế đi vào hoạt động

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 Trung ương Huế.

Chiều ngày 7/12, tin từ bệnh viện Trung ương Huế, trước tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 hết sức phức tạp, xác định cuộc chiến chống Covid-19 sẽ còn tiếp diễn lâu dài, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của tỉnh, Giám đốc bệnh viện ký quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 Trung ương Huế trực thuộc đơn vị và tiến hành cắt băng khánh thành đưa trung tâm vào hoạt động.

 

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19  Trung ương Huế.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 Trung ương Huế.

Trung tâm này được đặt tại bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với quy mô 300 giường bệnh và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh Covid-19. Theo Quyết định của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, TS. BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc bệnh viện này - một người giàu kinh nghiệm trong chống dịch Covid-19 ở Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh được bổ nhiệm Giám đốc điều hành Trung tâm.

Trung tâm có chức năng cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, nghiên cứu và đào tạo về Covid-19, đồng thời là cơ sở điều trị có nhiệm vụ thu dung, điều trị và thực hiện các kỹ thuật hồi sức tích cực, phức tạp cho các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch trong bậc thang điều trị ca bệnh Covid-19 theo sự phân công của Bộ Y tế. Trung tâm có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy thở, ECMO, hệ thống DSA, máy MRI, máy Xquang, máy siêu âm, monitor theo dõi, máy chạy thận nhân tạo,… hệ thống ôxy, khí y tế và dự trù đầy đủ thuốc men, vật tư, hóa chất đảm bảo cho công tác điều trị và hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

 

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tham dự và phát biểu tại buổi lễ.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

 

Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá rất cao vai trò của Bệnh viện Trung ương Huế trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua tại Thừa Thiên - Huế và khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã tích cực hỗ trợ chuyên môn trong điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các tỉnh bạn như: Bắc Giang, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Dương,… đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

Dự kiến ngày 15/12/2021, Bệnh viện Trung ương Huế sẽ bàn giao Trung tâm ICU tại thành phố Hồ Chí Minh về cho Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh quản lý, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19; Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên môn trong điều trị Covid-19 cho thành phố Hồ Chí Minh theo sự phân công của Bộ Y tế tại Quyết định số 5500/QĐ-BYT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và sẵn sàng điều động các chuyên gia về hồi sức tích cực, đội cơ động điều trị Covid-19 để hỗ trợ chuyên môn cho thành phố Hồ Chí Minh khi có yêu cầu, GS.TS Phạm Như Hiệp Giám đốc Bệnh viện, kiêm Giám đốc ICU thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top