Sau sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên - Huế tỉnh đã huy động hơn 8.000 lượt cán bộ, chiến sỹ… và hàng nghìn lượt phương tiện để tìm kiếm nạn nhân bị mất tích.
Chiều 30/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa kết thúc đợt 1 (gia đoạn 4) việc tìm kiếm 11 công nhân còn mất tích sau sự cố sạt lở tại thuỷ điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Theo đó, đợt tìm kiếm lần này, tỉnh Thừa Thiên - Huế huy động hơn 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự; Công an tỉnh, cùng lực lượng công nhân tại Rào Trăng, lực lượng thủy lợi trong tỉnh. Cùng với đó, tỉnh cũng điều động thêm 4 máy múc, 2 máy hút nước cỡ lớn, máy dò dưới lòng sông cùng nhiều phương tiện cần thiết khác để tập trung tìm kiếm tại khu vực bãi bồi, cách hiện trường sạt lở khoảng 300m.
Được biết, qua 6 ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đào 30.000 khối đất và thực hiện nắn dòng, đắp đê quai để tạo dòng chảy mới với chiều dài hơn 250m. Tuy nhiên, ngoài việc đào được những vật dụng cá nhân, máy móc thì lực lượng chức năng vẫn chưa tìm ra 11 công nhân còn mất tích.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau khi kết thúc đợt 1 (gia đoạn 4) thì lực lượng tìm kiếm sẽ được rút về và các đơn vị sẽ tiếp tục họp để bàn phương án tiếp theo.
Trước đó, vào ngày 29/3, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cùng nhiều lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra tại hiện trường và chỉ đạo công tác tìm kiếm 11 công nhân mất tích sau sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Qua đi thị sát, chỉ đạo công tác tìm kiếm, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho biết, sau gần 6 tháng xảy ra sự cố sạt lở ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh đã huy động hơn 8.000 lượt cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, kiểm lâm, biên phòng và công nhân tập trung nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị mất tích.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu nhấn mạnh, thời gian qua, lực lượng công an, quân đội, biên phòng, kiểm lâm rất tích cực trên mặt trận tìm kiếm. Các lực lượng đã có mặt tại hiện trường 24/24 giờ; làm bất kể thời tiết; anh em cũng thường xuyên thay ca, đổi ca để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì việc tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm không khả quan, sau đợt này, tỉnh sẽ tính toán lại để xây dựng kế hoạch tìm kiếm hiệu quả nhất.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.