Máy cuốn rơm xuất hiện đã giúp cho người dân tiết kiệm sức lao động; cùng với đó, lượng rơm thu gom được sẽ mang đi phục vụ sản xuất nấm, chăn nuôi và hạn chế việc đốt rơm gây ô nhiễm môi trường.
Rơm có nhiều công dụng, như: ủ phân hữu cơ; dùng để che phủ đất trồng trọt; trồng nấm rơm hay là nguồn thức ăn trong chăn nuôi trâu, bò… Tuy nhiên, do việc thu gom, phơi khô rơm rạ rất vất vả, tốn thời gian, chi phí… nên nhiều người đã chọn cách đốt bỏ ngay tại ruộng gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện mô hình “Thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường”. Đơn vị xác định, đây sẽ là hướng đi hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ, đồng thời tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp này.
Được biết, vừa qua, mô hình được thực hiện ở huyện Phú Vang. Theo đó, có 03 hộ được hỗ trợ máy với 03 máy cuốn rơm. Công suất của máy ước đạt 50 - 80 cuộn/giờ, mỗi sào thu được 8 - 10 cuốn, mỗi ngày cuốn được từ 2 - 3 ha. Sau khi thu gom và cuộn xong, rơm được đưa về dự trữ ở nhà kho để cung cấp nguyên liệu cho những hộ trồng nấm, hoặc làm thức ăn cho bò vào mùa mưa rét.
Một lãnh đạo xã Phú Lương, huyện Phú Vang cho biết, từ trước đến nay, người dân tại địa phương thường thu gom rơm để trồng nấm nên không có hiện tượng đốt bỏ rơm gây mất ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, với sự ra đời của máy cuốn rơm đã giúp cho người dân tiết kiệm được sức lực, thời gian trong công việc này.
Hiện tại, ở xã Phú Lương có 04 máy cuốn rơm, trong đó có máy thì được hỗ trợ, có máy thì do người dân tự bỏ tiền ra mua. Nếu tự mua, máy cuốn rơm có thể giao động ở mức 300 triệu đồng/chiếc, vị lãnh đạo này cho hay.
Ước tính, Thừa Thiên - Huế hiện có diện tích gieo cấy hàng năm khoảng 55 ngàn hecta. Trung bình 1ha sau thu hoạch thải ra khoảng 4 tấn rơm khô, ước khối lượng rơm thải trên đồng ruộng mỗi năm khoảng 220 ngàn tấn. Nếu mô hình thu rơm bằng máy được nhân rộng sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế việc đốt rơm và nâng cao hiệu quả kinh tế của bà con nông dân từ việc sử dụng nguyên liệu rơm cho mục đích nông nghiệp.
Hy vọng, thời gian tới, việc đưa máy cuốn rơm vào phục vụ sản xuất sẽ được nhân rộng, giải quyết có hiệu quả thu gom rơm sau thu hoạch lúa bằng máy, qua đó góp phần đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa; đồng thời tạo thuận lợi sử dụng rơm cuộn làm thức ăn chăn nuôi trâu - bò, phát triển nghề trồng nấm rơm bằng rơm cuộn theo hướng công nghệ cao, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.