Kết luận thanh tra do Chánh thanh tra tỉnh ban hành hồi 7/2020 và được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý, chỉ đạo thực hiện nhưng đến tháng 3/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế và các đơn vị trực thuộc vẫn chưa thực hiện xong.
Theo đó, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này để đôn đốc sở này thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra đã được ban hành hồi tháng 7/2020.
Văn bản nêu, ngày 31/7/2020, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Kết luận thanh tra số 481/KLTTr về thanh tra công tác quản lý các dự án, đầu tư xây dựng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc (sau đây viết tắt là Kết luận thanh tra); Kết luận thanh tra đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng ý và chỉ đạo thực hiện tại văn bản 7116/UBND-TTr ngày 10/8/2020.
“Qua theo dõi, việc thực hiện Kết luận thanh tra đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện khá nghiêm túc và đã có báo cáo kết quả thực hiện (Báo cáo số 2227/SNNPTNT-TTr ngày 09/11/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo số 586/BC-CCKL ngày 26/8/2020 của Chi cục Kiểm lâm). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số nội dung chưa thực hiện xong hoặc chỉ mới thực hiện một phần”, văn bản nêu.
Theo văn bản này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa báo cáo kết quả trồng lại 18,7 ha trồng rừng ngập ngọt tại xã Điền Hương; việc thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc các diện tích rừng trồng cây chưa phát triển tốt như đã nêu tại Mục V Phần B, Kết quả kiểm tra, xác minh của Kết luận thanh tra.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chưa báo cáo kết quả khắc phục những thiết sót, có biện pháp khôi phục hàng rào bảo vệ rừng trồng để bảo đảm các điểm trồng phải phát triển thành rừng theo mục tiêu của dự án đặt ra; Kết quả xử lý đối với số tiền 182,69 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án khu du lịch Green white cũng chưa được Chi cục Kiểm lâm tỉnh báo cáo như cam kết.
Các nội dung: kết quả xác định giá trị các công việc đơn vị tư vấn lập dự án không thực hiện theo quy định và giá trị hệ thống cấp nước công trình Chòi quan sát Bắc Hải Vân; chi phí giám sát thi công vườn ươm Hương Phong; kết quả đặt lại tên gọi các lô rừng trồng mới để không bị trùng, nhầm lẫn trên cùng khoảnh, tiểu khu; kết quả kiểm điểm trách nhiệm đối với những sai sót được nêu tại Kết luận thanh tra… Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chưa báo cáo.
Đối với Quản lý dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế (BQLDA JICA2), Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ ra rằng, đơn vị này chưa báo cáo kết quả tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân có liên quan đến những thiếu sót, vi phạm trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn chi phí quản lý dự án; Chưa báo cáo kết quả chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các thiếu sót, vi phạm trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn Hợp phần Quản lý dự án như trong Kết luận thanh tra nêu.
Trước tình hình trên và căn cứ quyết định pháp lý hiện hành, Thanh tra tỉnh đề nghị Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo Ban BQLDA JICA2, Chi cục Kiểm lâm khẩn trương thực hiện dứt điểm những nội dung trên và báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản cho Thanh tra tỉnh trước ngày 31/3/2021.
Trước đó, Kinh tế nông thôn đã đăng tải “TT - Huế: Nhiều tồn tại trong việc thực hiện dự án phát triển rừng ven biển, đầm phá” phản ánh những thiếu sót, sai phạm tại các dự án, đầu tư xây dựng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế và các đơn vị trực thuộc được Thanh tra tỉnh nêu tại Kết luận thanh tra số 481/KL-TTr do Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành ngày 31/7/2020.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.