UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ước tính địa phương bị thiệt hại khoảng 505 tỷ đồng do cơn bão số 5 vừa qua.
Theo đó, sáng ngày 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở ngành, địa phương để phân tích, đánh giá tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra, đưa ra các giải pháp khắc phục để sớm đưa các hoạt động của địa phương trở lại bình thường.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống kê, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn tỉnh có 2 người chết trong bão do cây đổ ngã và 2 trường hợp chết sau bão do tai nạn lợp lại nhà; Có 92 người bị thương phải đến các Trạm y tế, các Trung tâm y tế cấp huyện và Bệnh viện Trung ương Huế.
Cùng với đó, toàn tỉnh có 10 nhà bị sập, 21.283 nhà tốc mái. Có 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học.
Về nông, lâm nghiệp, diện tích rau màu bị thiệt hại 439ha; diện tích rừng bị gãy đổ 1.130 ha; Cao su 863,5 ha. Có 38,8 ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Cây ăn quả bị thiệt hại 300ha. Theo thống kê ban đầu tại thành phố Huế có khoảng 15.000 cây xanh bị gãy đổ.
Sau bão có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc; 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc. 150 cột điện bị gãy, 48 cột điện bị nghiêng, 302 bộ sứ bị hỏng, 43 xà bị hỏng, 257 vị trí bị bung dây, 03 máy biến áp bị hỏng. Đã sa thải công suất lưới điện toàn tỉnh tương ứng với 135 MW/255MW...
Tỉnh Thừa Thiên - Huế ước tính, tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua khoảng 505 tỷ đồng.
Để khắc phục những thiệt hại do bão số 5 gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao nhiệm vụ cụ thể cho chính quyền địa phương tập trung khắc phục trong đó ưu tiên phục hồi đời sống người dân, học sinh đến trường, điện chiếu sáng và sản xuất kinh doanh.
“Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình triển khai hỗ trợ phải tiến hành công khai, minh bạch, không để xảy ra trục lợi chính sách trong quá trình hỗ trợ người dân”, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.
Cũng trong cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, bên cạnh tập trung khắc phục thiệt hại của bão, các địa phương vẫn phải tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19, không được chủ quan lơ là. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư đôn đốc, rà soát, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công theo mốc kế hoạch đã đăng ký với Chính phủ. Kiên quyết điều chuyển vốn đối với các đơn vị không giải ngân được và sẽ đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 đối với các đơn vị này.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.