Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 9 năm 2021 | 20:56

Từ 12h ngày 16/9, một số cơ sở kinh doanh tại Hà Nội được phép hoạt động

Cơ sở KD văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở KD dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở KD dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày được phép hoạt động.

Theo Văn bản số 3084/UBND-KGVX, UBND thành phố Hà Nội cho phép một số cơ sở kinh doanh được phép hoạt động trở lại ở một số quận, huyện, do những địa phương này chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố).
 
dsc_6050.JPG
Cửa hàng kinh doanh ăn uống được bán mang về và đóng cửa trước 21h đêm.

 

Các cơ sở kinh doanh được phép hoạt động vẫn phải tuân theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, theo quy định 5K của Bộ Y tế. Tổ chức quét mã QR cho khách hàng đến mua.
 
Thành phố cũng yêu cầu các chủ kinh doanh phải cam kết và chịu trách nhiệm về thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháo phòng chống dịch bệnh Covid-19.
 
Thành phố cũng giao cho các sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ chức năng về quản lý nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh. Yêu cầu các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, kinh doanh, đảm bảo sinh kế của người dân.
 
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 14/9/2021, Thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, cụ thể số ca mắc tại cộng đồng trong 3 tuần gần đây có xu hướng giảm, đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm tầm soát diện rộng trên toàn địa bàn Thành phố, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 bao phủ cơ bản toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng.
 
Nhận được thông tin thành phố Hà Nội cho phép một số hoạt động kinh doanh được phép hoạt động trở lại, trong đó có các cửa hàng kinh doanh ăn uống. Anh Nguyễn Văn Thắng, nhà ở 158 Ngọc Lâm vui mừng chia sẻ, thật là vui khi được phép mở cửa hàng kinh doanh trở lại, mặc dù thực khách không được ăn uống tại chỗ, phải đến mua và mang về cũng còn hơn là phải đóng cửa hàng.
 
"Hai tháng nay chúng tôi đã phải đóng cửa để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua, nhưng cũng phải chấp nhận thôi vì dịch bệnh có chừa ai đâu. Được mở cửa bán hàng là may mắn lắm rồi", anh Thắng nói.
 
 

Theo thống kê, từ ngày 6-9 đến nay, có 22/30 quận, huyện ở Hà Nội không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.

 
 
 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top