Năm 2016, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng biến đổi khí hậu. Hạn hán và xâm nhập mặn làm thiệt hại nhiều diện tích cây trồng, gây thất thoát năng suất, giảm đáng kể nguồn thu nhập của nhà nông.
Nhằm tháo gở khó khăn, cùng chia sẻ những kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền cùng thực hiện “Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH". Chương trình bắt đầu từ vụ hè thu 2016, được thực hiện ở tất cả 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, với tổng diện tích 32,5 ha và 65 hộ nông dân tham gia. Với mục tiêu giúp nông dân trồng lúa nắm bắt được các kiến thức khoa học và tự ứng phó được với các điều kiện bất lợi của môi trường. Các mô hình được xây dựng ngay tại các vùng canh tác lúa trọng điểm và gặp nhiều khó khăn do hạn hán, nhiễm phèn, nhiễm mặn…
PGS.TS. Mai Thành Phụng (người thứ 5 từ trái qua) cùng nông dân thăm mô hình tại Tân Thạnh, Long An, giai đoạn trổ chính
Để đạt được những mục tiêu trên, ban tổ chức đã mời 10 nhà khoa học đầu ngành về nông nghiệp làm cố vấn, chịu trách nhiệm về việc soạn thảo tài liệu kỹ thuật, tập huấn nông dân ở hội trường cũng như ra đến tận đồng ruộng để hướng dẫn các kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã cung cấp miễn phí cho nông dân thực hiện mô hình lúa giống và toàn bộ lượng phân bón phù hợp với các điều kiện sản xuất bất lợi, trong đó đặc biệt là sản phẩm Đầu Trâu Mặn-Phèn (giúp nâng cao pH, tăng tính chống chịu của cây lúa với phèn, mặn và các điều kiện bất lợi khác) và bộ sản phẩm chuyên dùng lúa TE A1, TE A2 cung cấp dinh dưỡng cân đối và hợp lý với các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
Tại tỉnh Long An, mô hình được thực hiện tại ấp Hòa Hưng, xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh – một trong các khu vực đất phèn và thường xuyên gặp nhiều bất lợi trong canh tác lúa vụ Hè Thu. Giống như các mô hình khác, cả 5 nông dân thực hiện mô hình tại Long An đều được các nhà khoa học tập huấn rất kỹ về các biện pháp kỹ thuật canh tác, tất cả nông dân phải áp dụng giảm giống và bón phân theo nhu cầu cây lúa. Với lượng giống gieo sạ chỉ 80 kg/ha tương đương 8kg/công, bước đầu hầu hết nông dân đều lo lắng, tuy nhiên theo dõi sự phát triển của cây lúa và bón phân hợp lý đã giúp cho ruộng lúa phát triển tốt.
Nông dân trong mô hình tham khảo ý kiến nhà khoa học
Ông Vũ Đình Toán, nông dân đã thực hiện trong mô hình cho biết: “Đây là mô hình rất hay, giúp nông dân chúng tôi nhận thức được nhiều vấn đề quan trọng mà trước đây chúng tôi vẫn luôn xem thường. Chẳng hạn về lượng giống gieo sạ, thông thường, chúng tôi xuống giống khoảng 130-150 kg/ha, nhưng trong mô hình các nhà khoa học khuyến cáo sạ 80kg/ha và kết quả là vừa tiết kiệm giống, cây lúa lại ít sâu bệnh, giảm được rất nhiều chi phí”.
GS.TS. Mai Văn Quyền, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trong một lần thăm mô hình chia sẻ: “Qua khảo sát trên mô hình thí điểm của nhiều hộ trước khi gieo sạ đất bị nhiễm phèn, nếu không có giải pháp thì phèn sẽ làm cho rễ lúa kém phát triển. Trong mô hình nông dân được cung cấp phân chuyên dùng bón lót ‘Đầu Trâu Mặn – Phèn’, giúp cây nâng cao pH đất, giảm phèn nên rễ lúa phát triển tốt. Và thực tế cây lúa đang phát triển rất tốt, nông dân có thể giảm được lượng bón phân bón thúc”.
GS.TS. Mai Văn Quyền cùng nông dân tham quan mô hình tại Long An
Ngày 15-8-2016, sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện mô hình, các ruộng lúa đã thu hoạch. Kết quả thực hiện được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An báo cáo cho thấy, năng suất bình quân trong mô hình đạt 5,6 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 350 kg/ha, lợi nhuận trong mô hình đạt 26,4 triệu/ha, cao hơn trên 1 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Theo cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình, vụ lúa Hè Thu năm nay tình hình sâu bệnh đặc biệt là bệnh đạo ôn và vi khuẩn tấn công rất nặng, nhiều ruộng lúa trong khu vực bị giảm năng suất rất nặng nề. Tuy nhiên, các ruộng trong mô hình tình hình sâu bệnh hại không đáng kể, từ đó góp phần giúp giảm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất lúa.
Tham gia Hội thảo tổng kết mô hình, PGS.TS. Mai Thành Phụng, một trong 10 cố vấn của chương trình nhận xét: “Tôi đánh giá cao nỗ lực của nông dân tham gia mô hình, năng suất vụ hè thu nông dân làm bình quân 5,6 tấn/ha đối với giống VD20 như vậy thật sự rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nông dân cần hạn chế 1-2 lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật nữa thì mới hoàn chỉnh quy trình canh tác mà chúng tôi đưa ra. Hy vọng vụ sau và những vụ tiếp theo nông dân vẫn sẽ áp dụng canh tác lúa thông minh và tiếp tục truyền đạt cách làm này đến nhiều nông dân hơn để chúng ta cùng làm, cùng hưởng lợi, nhất là trong điều kiện hội nhập TPP”.
Tham quan mô hình tại Long An
Việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân là rất khó khăn, nhưng với các điều kiện sản xuất ngày càng bất lợi như hiện nay thì người nông dân phải thay đổi, phải tiếp thu nhanh các kiến thức mới và vận dụng vào trong thực tế sản xuất của mình. Mô hình canh tác lúa thông minh tại Long An đã đạt được mục tiêu của chương trình đề ra, vấn đề quan trọng nhất được ban tổ chức đặt ra với các mô hình này là người nông dân phải trở thành chuyên gia, để tự ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập và có khả năng truyền đạt các kiến thức học được cho các nông dân khác cùng áp dụng.
Quang Minh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.