Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 8 năm 2019 | 13:39

Tự hào, tự tôn dân tộc trong tiêu dùng hàng Việt

Ngày 2/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động.

 
_bac3453.jpg
Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

 

Ảnh hưởng sau 10 năm triển khai Cuộc vận động
 
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, 10 năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp, ngành Công thương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, sự quan tâm, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
 
Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp đã chú trọng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý; nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, thực sự chinh phục được người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tới một số nước trên thế giới.
 
_mg_8840.jpg
Chủ tịch UBTWMTTQVN Trần Thanh Mẫn

 

“Những kết quả đó góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu trong những năm gần đây, bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, không còn hiện tượng sốt giá, thiếu hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
 
Đảng, Nhà nước đã và đang có những chủ trương, chính sách quyết liệt, rõ ràng, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
 
_mg_8827.jpgPhó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh
 
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, 10 năm thực hiện Cuộc vận động đã mang lại những kết quả thiết thực, tích cực, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hiện nay hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. 
 
Tuy nhiên, hiện nay, công tác tuyên truyền chưa rộng khắp, chưa đi sâu phát hiện, nhân rộng các điển hình tốt. Công tác đấu tranh, chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, có lúc, có nơi chưa kiên quyết, triệt để, thậm trí có doanh nghiệp đã lợi dụng uy tín hàng Việt Nam, dán mác hàng Việt Nam trên hàng hóa có xuất xứ nước ngoài để tiêu thụ, trục lợi.
 
Xây dựng sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Quốc gia
 
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ Trưởng Bộ Công Thương cho biết, tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường CVĐ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu và xây dựng Đề án “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020”. Đến nay, sau 5 năm triển khai, Đề án đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy giải quyết các bất cập trong bối cảnh khi Đề án được phê duyệt.
 
_mg_8891.jpgÔng Trần Tuấn Anh, Bộ Trưởng Bộ Công Thương
 
Đề án đã đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, từ đó thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất - người tiêu dùng, trung ương - địa phương, doanh nghiệp - cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền khác nhau đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế luôn xác định chất lượng thuốc là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh và quyết định việc lựa chọn thuốc, kê đơn thuốc. Bộ Y tế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tiền kiểm và hậu kiểm để nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước để phục vụ nhân dân.
 
_mg_8931.jpgBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Theo đó, tất cả các hoạt động trong ngành dược đều phải được kiểm tra cấp phép trước khi hoạt động theo các nguyên tắc Thực hành tốt GPs. Thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường phải được Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc bao gồm từ nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng.
 
Đối với nhà sản xuất: phải đáp ứng điều kiện sản xuất (tuân thủ GMP) và phải tuân thủ đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt khi đưa thuốc ra thị trường.
 
Đến nay, trên cả nước đã có 198 nhà máy sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc – WHO-GMP; 11 nhà máy trong đó đã đạt Nguyên tắc tiêu chuẩn GMP của các nước EU, Nhật Bản, Mỹ hay PIC/S.
 
Đặc biệt hàng năm, hệ thống kiểm nghiệm thuốc đã lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc trên thị trường. Nhờ việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng ở Việt Nam trong những năm gần đây ở mức rất thấp (năm 2018 là 1,32%).
 
Xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới
 
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, việc tổng kết, nhìn lại kết quả 10 năm qua trong thực hiện Cuộc vận động là hết sức cần thiết, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học, xác định chính xác về mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới để Cuộc vận động ngày càng được triển khai rộng rãi, thiết thực, hiệu quả.
 
_mg_8940.jpgPhó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng
 
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và các văn bản chỉ đạo điều hành để tổ chức thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Cuộc vận động là động lực, yêu cầu khách quan để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ chế - chính sách khuyến khích mọi loại hình doanh nghiệp; mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Việt.
 
“Cần phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về Cuộc vận động, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, từ đó mở rộng, nâng cao hiệu quả các giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
 
Mạnh mẽ, sáng tạo và thiết thực hơn nữa
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Cuộc vận động đã góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 
_mg_8907.jpgThường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

 

Đặc biệt, công tác tuyên truyền về Cuộc vận động đã được đẩy mạnh, nhất là trên hệ thống báo chí cả nước với nội dung phong phú, đổi mới, hình thức hấp dẫn, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân về Cuộc vận động trong bối cảnh mới, quan tâm giới thiệu hàng Việt Nam với đông đảo người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, người sản xuất đã đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng; chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; coi trọng quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm thị phần khá lớn trong hệ thống phân phối.
 
“Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận, đánh giá cao Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp đã tích cực, chủ động quán triệt, triển khai thực hiện có kết quả thiết thực Cuộc vận động”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, ông Trần Quốc Vượng cũng cho rằng, việc triển khai Cuộc vận động vẫn còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn, thách thức. Cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng phức tạp hơn, nhất là khi thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức, tạo sức ép cạnh tranh lớn về sản xuất, thương mại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và nhân dân. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, yêu cầu cao hơn đối với hàng hóa Việt về quy chuẩn, chất lượng.
 
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, thời gian tới, Cuộc vận động cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sáng tạo, thiết thực hơn nữa.
 
Đồng thời, các cơ chế, chính sách về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh cần sớm được nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất tháo gỡ khó khăn, tập trung kết nối cung - cầu; đẩy mạnh liên kết giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng…
 
“Cuộc vận động sẽ tiếp tục có bước tiến bộ mới, tiếp tục khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc của người Việt trong tiêu dùng hàng Việt”, ông Trần Quốc Vượng mong muốn
 
Tại Hội nghị đã biểu dương 82 tập thể và 147 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong 10 năm qua.
 
 
 
 
TH
Ý kiến bạn đọc
  • "Không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp"

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ ra rằng, công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn. Trong đó tiến độ sắp xếp, đổi mới còn chậm, còn vướng mắc.

  • Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Thay vì mua sầu riêng đủ tuổi như mọi năm thì nay một số thương lái còn đến tận vườn mua sầu riêng non, lợi chưa thấy nhưng hại đã hiện hữu.

  • Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi hiện đóng góp tới 26,7% GDP của toàn ngành Nông nghiệp, song cũng tạo ra hơn 60 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, gây áp lực lớn cho môi trường. Việc xây dựng chuỗi "chăn nuôi xanh" không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra tăng trưởng bền vững hơn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi.

Top