Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 12 năm 2017 | 2:23

Tủa Chùa hướng đến giảm nghèo bền vững

KTNT - Những năm qua, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nghèo bền vững và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã trao đổi với bà Hoàng Tuyết Ban, Phó chủ tịch UBND huyện, xung quanh vấn đề này.

Bà Hoàng Tuyết Ban, Phó chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa.

 

Thưa bà, điểm nhấn trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua là gì?

Những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong huyện, kinh tế của Tủa Chùa có những bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Hạ tầng cơ sở xã hội từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện và đời sống của nhân dân, nổi bật như:  triển khai thực hiện tốt công tác chính sách hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất, vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Tổng sản lượng lương thực năm 2016 đạt 21.481,14 tấn (tăng 2.760 tấn so với năm 2010); bình quân lương thực đạt 408,86kg/người/năm (tăng 25kg so với 2010), đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường.

Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm (10/12 xã có đường nhựa đến trung tâm), 100% thôn bản có đường xe máy, 50% thôn bản, tổ dân phố có đường nhựa, đường bê tông; 100% số xã, 85% thôn, bản có điện lưới quốc gia, 96km kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo nước tưới tiêu cho 1.560,5ha (tăng 522ha so với năm 2010); 632/732 phòng học được kiên cố hoá, bán kiên cố, đạt tỷ lệ 86,3%; đầu tư nâng cấp 6 trạm y tế xã, hoàn thành việc đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện; 41,7% số xã có nhà văn hoá xã; 26,6% thôn bản có nhà văn hóa; số lao động có việc làm ổn định tăng qua các năm, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình chính sách được thực hiện kịp thời, đầy đủ; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo và giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 5,4%/năm, từ 73,8% (năm 2011) xuống 46,5% (năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) và từ 69,7% cuối năm 2015 xuống 61,1%. Xã Mường Báng cơ bản hoàn thành 12/19 tiêu chí NTM; xã Mường Đun, Tủa Thàng cơ bản hoàn thành 9/19 tiêu chí; 8 xã còn lại cơ bản hoàn thành 5 - 7 tiêu chí.

Đâu là khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương, thưa bà?

Tủa Chùa có địa bàn rộng, địa hình núi cao, chia cắt mạnh, đất đai nhanh bạc màu, giao thông đi lại khó khăn; Khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh diễn biến thất thường; điều kiện xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nhiều mặt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 

Năng lực làm công tác giảm nghèo của một số cán bộ cơ sở còn yếu, một số xã chưa mạnh dạn nhận làm chủ đầu tư Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135­.

Nhu cầu kinh phí để thực hiện các chương trình giảm nghèo là rất lớn nhưng nguồn vốn phân bổ hàng năm còn hạn hẹp; hàng năm, nguồn vốn hỗ trợ không đáp ứng nhu cầu giảm theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; một số chính sách giảm nghèo mang tính dàn trải về vốn đầu tư (mỗi xã được hỗ trợ 1 tỷ đồng và sau này tối đa là 1,5 tỷ đồng Chương trình 135, hỗ trợ làm nhà theo Quyết định 167 (8,4 triệu đồng), hỗ trợ làm chuồng trại (1 triệu đồng)...); có những chính sách chồng chéo, nội dung hỗ trợ cho cùng một đối tượng hộ nghèo,...

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo và hạn chế tái nghèo , thời gian tới, Tủa Chùa ưu tiên, tập trung những giải pháp nào, thưa bà?

Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách về công tác xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về trách nhiệm phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch đất nông, lâm nghiệp; khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng xã để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trên địa bàn huyện.

Hằng năm tổ chức điều tra, rà soát xác định chính xác đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng nghèo để xây dựng kế hoạch tập trung xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư của nhà nước và cộng đồng xã hội cho công tác xóa đói giảm nghèo; hằng năm tổ chức đối thoại - rà soát và đề xuất các chính sách giảm nghèo tại địa phương.

Thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng nhiều lao động, phát triển của ngành nghề truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm như vay vốn phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại.

Xin cảm ơn bà!

Đỗ Hùng (thực hiện)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top