Tuần Giáo là huyện có địa hình đồi núi dốc, địa bàn rộng của tỉnh Điện Biên, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Tuy nhiên, qua gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2016 - 2020, Tuần Giáo đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nông dân xã Tỏa Tình phát triển đàn gia súc hàng hóa
Sự chung sức
Ông Vũ Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, cho biết: XDNTM giai đoạn 2016-2020 đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã và thôn, bản triển khai rất hiệu quả, đồng bộ. Trong giai đoạn 2016-2018, tổng nguồn vốn và cơ cấu các nguồn vốn huy động của Tuần Giáo đạt trên 531.336 triệu đồng, gồm: vốn Trung ương trên 371.906 triệu đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 149.556 triệu đồng; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư 9.874 triệu đồng.
Tính đến hết tháng 6/2018, Tuần Giáo có 4 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí NTM, gồm: Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở và Mường Thín; 12 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, gồm: Chiềng Đông, Chiềng Sinh, Nà Sáy, Mường Khong, Tỏa Tình, Pú Nhung, Rạng Đông, Phình Sáng, Ta Ma, Mùn Chung, Nà Tòng và Mường Mun; chỉ còn 2 xã đạt dưới 5 tiêu chí là Pú Xi và Tênh Phông.
“Đặc biệt, tỉ lệ hộ nghèo trong thời gian qua của huyện Tuần Giáo đã giảm đáng kể, từ 64,4% đầu nhiệm kỳ 2015 xuống còn 53,91% vào đầu năm 2017. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, ước đạt 16,8 triệu đồng/năm và chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo”, ông Đức nhấn mạnh thêm.
Tạo lực đẩy cho XDNTM: Hoàn thiện hạ tầng và phát triển sản xuất
Trong giai đoạn 2018-2020, Tuần Giáo dự kiến huy động nguồn lực cho thực hiện XDNTM trên 286.847 triệu đồng; trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ trên 2.488 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 254.358 triệu đồng, vốn sự nghiệp 20.000 triệu đồng và vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 10.000 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuần Giáo, cho biết thêm, bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở, huyện đã tích cực chỉ đạo các xã phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân như duy trì diện tích lúa hiện có nhằm đảm bảo an ninh lương thực; duy trì và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tuyên truyền, vận động nhân dân tái đầu tư, chăm sóc, phát triển bảo vệ từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, triển khai trồng cây phân tán trên địa bàn.
Đặc biệt, Tuần Giáo tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung như cao su, cà phê, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn các xã như Tỏa Tình (táo mèo, sa nhân); Tênh Phồng (thảo quả); Phình Sáng, Ta Ma, Pú Xi (sa nhân, cánh kiến); Quài Nưa, Quài Cang (mắc ca), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Trao đổi về mục tiêu XDNTM trong thời gian tới, ông Đức cho biết, từ nay đến năm 2020, mỗi năm Tuần Giáo phấn đấu đạt thêm 1-2 tiêu chí NTM/xã. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân và giảm tỉ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra.
Từ năm 2016 đến hết tháng 6/2018, Tuần Giáo đã đào tạo nghề cho 1.483 lao động nông thôn. Lao động qua đào tạo đã áp dụng kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình. |
nhằm nâng cao thu nhập.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.