Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 1 năm 2016 | 1:3

Tưới tiết kiệm: Người trồng càphê còn dè dặt

Mặc dù khẳng định được hiệu quả, nhưng người dân Tây Nguyên vẫn dè dặt sử dụng công nghệ mới do giá thành khá cao, tâm lý ngại chuyển đổi.

Trong quá trình tìm giải pháp phòng chống hạn hán cho cây cà phê, thời gian qua, một số doanh nghiệp, viện nghiên cứu và nông dân đã áp dụng những công nghệ tưới tiết kiệm nước cho các vườn cà phê ở Tây Nguyên. Công nghệ mới bước đầu đã khẳng định được hiệu quả, nhưng người dân Tây Nguyên vẫn dè dặt sử dụng, do giá thành khá cao và tâm lý ngại chuyển đổi.

Đầu mùa khô năm nay, ông Nguyễn Đình Hào, Chủ tịch hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Công Bằng – Chư Đliê Mnông, huyện Chư Mnga, tỉnh Đăk Lăk, quyết định đầu tư 76 triệu đồng lắp đặt thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1,2 ha cà phê của hợp tác xã. Dù đã thấy hiệu quả sau 3 tháng khô hạn, nhưng ông Hào vẫn nghi ngại.

“Công nghệ mới đã chứng minh được hiệu quả tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ được môi trường đất và còn tiết kiệm được 30% phân bón. Nhưng nhiều người trồng cà phê vẫn băn khoăn lo ngại khi tưới nước nhỏ giọt tiết kiệm liệu sẽ khiến cây cà phê không ra hoa đồng loạt. Khi nào công nghệ tưới nước đảm bảo được chất lượng cà phê ra hoa đậu trái, gia đình sẽ nhân rộng ra toàn bộ hơn 40 ha”, ông Hào cho biết.

TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hệ thống tưới tiết kiệm được Viện và một số doanh nghiệp ở Tây Nguyên nghiên cứu, cải tiến thành công và triển khai trong thực tế từ khoảng 5 năm nay. Giá thành lắp đặt cho 1 ha khoảng 50 triệu đồng, tuổi thọ thiết bị khoảng 10 năm.

Hiệu quả công nghệ tưới mới là rất rõ nét, đó là tiết kiệm 1 nửa lượng nước tưới, tiết kiệm hoàn toàn chi phí nhân công cho việc tưới; giảm được 20% phân bón và tăng được 20% năng suất. Dù vậy, đến thời điểm này, diện tích cà phê được tưới tiết kiệm vẫn rất khiêm tốn, mới dừng ở các mô hình nhỏ lẻ của một số doanh nghiệp và nông dân áp dụng trên một phần diện tích của gia đình.

tuoi nuoc tiet kiem: nguoi trong ca phe van con de dat hinh 0
Công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê được nhiều nông dân quan tâm nhưng vẫn e ngại trong việc chuyển đổi. (Ảnh: Internet)
Cũng theo TS. Lê Ngọc Báu, giá cà phê mấy năm nay thấp, việc đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm một lần hết 50 triệu đồng, giá thành này không dễ được nông dân chấp nhận. Thêm vào đó, nhiều bà con còn lo ngại việc tiết kiệm nước sẽ làm giảm năng suất vườn cây.  Đây là những rào cản chính khiến tưới tiết kiệm vẫn đang dừng ở quy mô nhỏ. Tháo gỡ vướng mắc này, các địa phương cần tăng cường hỗ trợ kinh phí để tăng số lượng các mô hình thí điểm, trực quan hiệu quả kinh tế rộng rãi đối với người trồng cà phê.

“Để phổ biến công nghệ tưới nước tiết kiệm, nên xây dựng nhiều mô hình hơn trong thực tế, từ chỗ áp dụng công nghệ tưới cho đến khi thu hoạch, khi tạo được niềm tin chắc chắn người nông dân sẽ quyết tâm đầu tư. Hiện nay vẫn đề quan trọng nhất vẫn là nhận thức, khi thay đổi đầu tư, người trồng cà phê vẫn sợ ảnh hưởng đến năng suất”, TS. Báu cho hay.

Cùng chung suy nghĩ với TS. Lê Ngọc Báu, nông dân Nguyễn Bá Hán, ở xã Ea Bhôk, huyện Chư Quynh, người đã thành công với hệ thống tưới tiết kiệm cho cà phê từ 2 năm nay cho biết, sử dụng công nghệ mới ban đầu gia đình cũng ái ngại, sợ cà phê không ra hoa.

“Sau hơn 2 năm áp dụng công nghệ tưới nước mới, giá đình thấy đạt yêu cầu. Nhất là đối với những gia đình có ít lao động công nghệ mới mang lại hiệu quả rất tốt, một năm tiết kiệm được từ 15-17 triệu đồng chi phí tưới 1ha cà phê. Trước mắt, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ để nhiều người nông dân có thể lắp đặt công nghệ này nhiều hơn”, anh Hán bày tỏ.

Cho biết rõ hơn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, để đầu tư công nghệ mới, người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 68/2013 của Chính phủ về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Tuy vậy, nguồn lực nhà nước có hạn, nên quan trọng nhất vẫn là huy động các nguồn lực xã hội.  Đã có những mô hình mới, cách làm hay, việc hiện nay là phải đẩy mạnh thông tin để người dân tin tưởng, tiếp cận, áp dụng công nghệ tưới phù hợp.

“Cần phải đổi mới về thông tin tuyên truyền. Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin truyền thông, các Sở Nông nghiệp, phải chủ động trong công tác thông tin như vậy mô hình mới được nhân rộng được. Ngoài ra rất cần những mô hình tốt để người dân được nhìn thấy, cụ thể là cần hỗ trợ những nông dân làm giỏi, doanh nghiệp làm tốt, không phải mấy mô hình của các cơ quan nhà nước. Cùng với đó cũng cần tổ chức mạng lưới những người áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, bao gồm các nông dân, doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sử dụng, các cơ quan quản lý nhà nước, và cả các tổ chức quốc tế…, để họ chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tiền bạc”, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chỉ rõ.

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cà phê không chỉ là giải pháp phòng chống hạn hán, mà còn hướng đến sản xuất bền vững, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cho loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên.

Bên cạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ sát với nông dân hơn, các cấp các ngành cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác, để nhân rộng công nghệ tưới mới vào những vùng chuyên canh cà phê./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đồng thời, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người…

  • Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Đó là phương pháp trồng lúa hữu cơ đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Trung triển khai, với phương pháp này người nông dân trồng lúa đã thu được hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm chất lượng, đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

  • Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Lễ công bố xuất khẩu lô Sen sang thị trường Nhật Bản là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Buổi lễ tổ chức vào sáng ngày 07/5, tại huyện Tháp Mười, do Công ty Cổ phần Sen Đại Việt phối hợp với Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp tổ chức. Đến dự lễ có ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười.

  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top