Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2019 | 12:6

Tuyên Hóa vượt khó

Vượt qua khó khăn, sau 8 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân ngày càng được nâng cao...

tr2t.jpg
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở xã Tiến Hóa.

 

Chuyển biến từng lĩnh vực

Năm 2018, Tuyên Hóa đã lồng ghép các chương trình dự án, huy động trên 46 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Đến nay 100% số xã đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất. Đến cuối năm 2018, toàn huyện có 258 tiêu chí đạt chuẩn, tăng 25 tiêu chí so với cuối năm 2017, bình quân đạt 13,53 tiêu chí/xã. 4 xã đạt 19/19 tiêu chí (Châu Hóa, Mai Hóa, Văn Hóa, Tiến Hóa), 2 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 7 tiêu chí.

Huyện phấn đấu 2019 có thêm 2 xã về đích NTM, mỗi xã tăng từ 1- 2 tiêu chí, không có xã nào dưới 8 tiêu chí.

Về Mai Hóa, địa phương cán đích năm 2016, cũng là xã thứ hai của huyện Tuyên Hóa hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: Trước khi bắt tay XDNTM, xã chỉ đạt 4 tiêu chí (gồm các tiêu chí 3, 4, 18, 19), đó là những trở ngại của địa phương. Tuy nhiên, nhờ biết huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Mai Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.  Không chỉ diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, mà đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 mới đạt 9,5 triệu đồng, đến năm 2018 đạt trên 32,3 triệu đồng… Năm 2019, xã tập trung chỉ đạo các thôn tiếp tục thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu và thực hiện 14 tiêu chí xây dựng xã đạt NTM nâng cao, kết quả có 8/14 tiêu chí, 26/40 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành. 

Nhìn chung, việc triển khai XDNTM tại Mai Hóa đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân. Nông thôn được quy hoạch theo hướng phát triển toàn diện và là định hướng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhận thức, trách nhiệm của nhân dân được nâng lên, nhân dân đã dần xác định được mình là chủ thể trong XDNTM nên đã tự nguyện tham gia các phong trào vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.

Còn với Tiến Hóa, địa phương về đích NTM năm 2018, là xã miền núi, đời sống của nhân dân phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp; điều kiện kinh tế  của xã còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Không những thế, Tiến Hóa còn thường xuyên bị tác động của thiên tai bão lụt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.

Khi bắt tay XDNTM (năm 2011), Tiến Hóa mới đạt 3 tiêu chí, gồm điện, thông tin truyền thông và quốc phòng - an ninh. Đến cuối năm 2018, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, tổng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng là 157,725 tỷ đồng, thu nhập cuối năm 2018 bình quân đạt 38,01 triệu đồng/người/năm. Về hộ nghèo, từ năm 2016 đến cuối năm 2018, toàn xã có 282 hộ thoát nghèo, đạt tỷ lệ giảm nghèo hàng năm là 3 - 4%, đến nay xã chỉ còn 2,8% hộ nghèo.

Phó chủ tịch UBND xã Tiến Hóa Trần Thế Công chia sẻ: “Tiến Hóa là xã thứ 4 của huyện miền núi Tuyên Hóa được công nhận đạt chuẩn NTM. Việc hoàn thành các tiêu chí NTM là tiền đề quan trọng để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nói riêng và toàn huyện nói chung tiếp tục phấn đấu, thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với XDNTM trong thời gian tới”.

Nỗ lực vượt khó

Thực tế thấy, trong quá trình triển khai XDNTM, Tuyên Hóa gặp không ít khó khăn. Việc quán triệt, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về XDNTM còn hạn chế; nội dung tuyên truyền đến cơ sở chưa toàn diện. Nhận thức của nhân dân ở một số nơi về XDNTM còn hạn chế. Đồng thời, Tuyên Hóa là huyện vùng núi, địa hình chia cắt, dân cư phân bố không tập trung, đời sống nhân dân còn khó khăn nên một số tiêu chí như: tiêu chí số 2 - giao thông, tiêu chí số 3 - thủy lợi, tiêu chí số 6 - cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 10 - thu nhập, tiêu chí số 15 - y tế, tiêu chí số 17 - môi trường và an toàn thực phẩm đạt thấp so với yêu cầu của bộ tiêu chí  NTM.

Ông Lê Nam Giang, Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, cho biết: Việc huy động nguồn lực thực hiện XDNTM gặp nhiều khó khăn do ngân sách huyện và các xã còn hạn chế về nguồn thu; huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn thấp. Việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình ở một số địa phương còn lúng túng, thiếu đồng bộ, một số nội dung bị chậm. Công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân còn khó khăn.

“Để tiếp tục XDNTM, Tuyên Hóa rất cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Huyện sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn”, ông Giang nói.

 

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top