Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 11 năm 2018 | 11:44

Việt Nam thúc đẩy triển khai các mục tiêu, chương trình của APEC

Tham dự Hội nghị APEC lần thứ 26 cho thấy vai trò chủ động tích cực của Việt Nam, góp phần duy trì đà hợp tác, liên kết khu vực và toàn cầu.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhà nước độc lập Papua New Guinea - Peter O’Neill, từ ngày 17-18/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 được tổ chức tại Port Moresby, Papua New Guinea.

Việc Việt Nam tham dự Hội nghị APEC lần thứ 26 không chỉ cho thấy vai trò chủ động tích cực của Việt Nam đóng góp vào các quan tâm chung của APEC, mà còn góp phần duy trì đà hợp tác, liên kết khu vực và toàn cầu.

Chủ đề của Năm APEC 2018 là“Tận dụng cơ hội tăng trưởng bao trùm, phát huy tương lai số”, tập trung vào ba ưu tiên gồm tăng cường kết nối và thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bền vững; đẩy mạnh tăng trưởng bao trùm thông qua cải cách cơ cấu. Năm APEC 2018 có ý nghĩa quan trọng đối với APEC nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Diễn đàn vào năm 2019.

 

viet nam thuc day trien khai cac muc tieu chuong trinh cua apec hinh 1
Chủ đề của Năm APEC 2018 là“Tận dụng cơ hội tăng trưởng bao trùm, phát huy tương lai số”. (Ảnh minh họa: VTV)
Hợp tác APEC năm 2018 sẽ tập trung, triển khai các kết quả quan trọng của năm 2017, nhất là xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020, phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử qua biên giới, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, an ninh lương thực, rà soát các kế hoạch hợp tác dài hạn APEC theo lộ trình về cải cách cơ cấu, giảm chi phí kinh doanh, toàn cầu hóa, thúc đẩy kinh tế số… 

Tuần lễ Cấp cao APEC 2018 sẽ diễn ra tại Port Moresby, gồm 8 hoạt động chính, trong đó có Hội nghị các Quan chức cao cấp tổng kết; Hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC; Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 30; Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC; Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC lần thứ 26…

Kể từ khi thành lập năm 1989, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực và trên thế giới.

APEC tập trung vào 3 trụ cột hợp tác gồm: Tự do hóa thương mại, đầu tư; thuận lợi hóa kinh doanh; hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác. Về tự do hóa thương mại, đầu tư, từ năm 1989 đến năm 2015, tổng giá trị thương mại APEC tăng 7 lần (từ gần 3 nghìn tỷ USD lên khoảng 20 nghìn tỷ USD). Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm: Chiến lược tăng trưởng chất lượng đến năm 2020, Chương trình nghị sự mới về cải cách cơ cấu đến năm 2020, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến năm 2025…. nhằm góp phần duy trì vai trò của khu vực là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị thế diễn đàn kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương.

Với Việt Nam, năm 2018 đánh dấu 20 năm Việt Nam tham gia Diễn đàn APEC, đặc biệt sau thành công của Năm APEC 2017 và thành tựu tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế nổi bật thời gian qua. Trong năm 2018, các Bộ, ngành của Việt Nam đã tranh thủ nguồn lực các quỹ dự án của APEC để triển khai 14 dự án nâng cao năng lực dành cho công chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phụ nữ, người lao động trong các lĩnh vực đàm phán thương mại, kỹ năng số, y tế, năng lượng.., đưa Việt Nam trở thành một trong những thành viên đi đầu đề xuất và triển khai các sáng kiến APEC trong năm 2018.

Việt Nam chủ động phối hợp với chủ nhà Papua New Guinea và các thành viên đóng góp tích cực vào triển khai các chương trình hợp tác dài hạn của APEC như thúc đẩy hoàn tất các Mục tiêu Bogor, triển khai Lộ trình cạnh tranh dịch vụ APEC, Chương trình nghị sự mới APEC về cải cách cơ cấu …; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017 về phát triển bao trùm, cải cách cơ cấu, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khởi nghiệp, thương mại điện tử qua biên giới, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn - đô thị, kết nối vùng sâu vùng xa, kết nối tiểu vùng và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ./.

 

 

Vũ Dũng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top