Khu đất 18.227m2 tại phường Bình Trưng Đông (quận 2) đang được toà án giải quyết tranh chấp giữa chùa Long Vĩnh với Công ty CP Kinh doanh và Phát triển nhà Lê Vũ và Công ty TNHH Ngôi Sao Sài Gòn từ năm 2001.
Tuy nhiên, chùa Long Vĩnh đã tự ý xây dựng trên khu đất đang tranh chấp này, mặc dù có yêu cầu phải giữ nguyên hiện trạng.
Nhà chùa xây dựng bất chấp yêu cầu giữ nguyên hiện trạng
Sau khi TAND TP. Hồ Chí Minh có quyết định phúc thẩm bác đơn khởi kiện của đại diện chùa Long Vĩnh kiện bị đơn là Công ty TNHH Ngôi Sao Sài Gòn để hủy hợp đồng chuyển nhượng đất vào cuối năm 2018, nhà chùa đã ngang nhiên cho xe ủi vào san lấp, dựng tường rào chắn, làm thay đổi hiện trạng khu đất.
Theo đó, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà Lê Vũ (Công ty Lê Vũ) ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng khu nhà ở khu đất có diện tích khoảng 2ha tại ấp đông phường Bình Trưng Đông (quận 2) với tỷ lệ hợp tác là Công ty Ngôi sao Sài Gòn chiếm 35%, Công ty Lê Vũ chiếm 65%. Đồng thời, Công ty Ngôi sao Sài Gòn đã thay mặt Công ty Lê Vũ đền bù hai thửa đất số 916 và thửa đất số 1000 thuộc tờ bản đồ số 32 tại ấp Đông phường Bình Trưng Đông (quận 2) với tổng diện tích đất trong Giấy chứng nhận của hai thửa trên là 18.227m2, nhưng thực tế diện tích đo đạc được là 19.760m2 và Công ty Ngôi sao Sài Gòn được Công ty Lê Vũ giao đứng ra để ký thoả thuận đền bù với chùa Long Vĩnh.
Trong Biên bản thoả thuận đền bù được ký ngày 14/5/2005 giữa Công ty Ngôi sao Sài Gòn và chùa Long Vĩnh theo hợp đồng đền bù và chuyển nhượng Quyền sửu dụng đất ngày 28/4/2003 ghi rõ: Công ty Ngôi sao Sài Gòn sẽ trực tiếp đền bù cho chùa Long Vĩnh để tiếp nhận quyền sửu dụng đất mà chùa Long Vĩnh chưa có nhu cầu sử dụng. Vị trí thửa 916 thuộc tờ bản đồ số 3 và thửa 1000 thuộc tờ bản đồ số 3, bộ địa chính phường Bình Trưng Đông (quận 2).
Sau khi nhận hết tiền đền bù, nhà chùa xin mua lại toàn bộ khu đất trên với giá 29 tỷ đồng, nhưng chỉ đặt cọc được 800 triệu đồng thì việc mua bán không thành, chùa Long Vĩnh kiện ra TAND Quận 2 đòi lại quyền sử dụng đất. Vụ việc đang được TAND Quận 2 thụ lý thì ngày 20/9/2017, có hai xe ủi vào khu đất phát quang, phá tường rào đốn cây và san ủi mặt bằng làm hủy hoại tài sản, phá vỡ nguyên trạng khu đất.
Chưa dừng lại, ngày 15/10/2017, khi chùa Long Vĩnh một lần nữa thuê bảo vệ vào chiếm đất, xây tường rào, lập trạm canh giữ, gắn camera an ninh bất chấp pháp luật. Công ty đã báo cáo với công an, UBND phường Bình Trưng Đông nhiều lần về hành vi này nhưng không được xử lý.
Ngày 5/10/2018, TAND TP HCM ban hành Quyết định số 903/2018/QĐ-PT đình chỉ vụ án tranh chấp dân sự giữa nguyên đơn là nhà chùa và bị đơn là công ty TNHH Ngôi sao Sài Gòn do không đủ yếu tố khởi kiện; Công ty Lê Vũ và Công ty Ngôi Sao Sài Gòn đang lập hồ sơ yêu cầu Chùa Long Vĩnh bàn giao giấy CNQSSDĐ thì ngày 18/3/2019, nhà chùa đã cho người tiếp tục vào gắn camera, dựng tường rào bao chiếm đất. Công an phường, Công an quận 2, cán bộ địa chính phường Bình Trưng Đông có mặt tại hiện trường nhưng chỉ dừng lại ở mức lập biên bản vi phạm ghi nhận sự việc.
Tiếp đó, đêm ngày 25/3/2019, chùa Long Vĩnh kết hợp với một nhóm người lạ mặt đứng ra đuổi bảo vệ của Công ty Lê Vũ ra ngoài, cho công nhân tiếp tục dựng tường rào chiếm đất bất chấp các cam kết đã được ghi trong văn bản của UBND phường Bình Trưng Đông. Nghiêm trọng hơn, khi vụ việc xảy ra, bảo vệ Công ty Lê Vũ đã gọi điện và trực tiếp đến Công an phường Bình Trưng Đông trình báo vụ việc nhưng công an phường không đến xử lý.
Có dấu hiệu bao che cho sai phạm?
Trước việc tranh chấp khu đất, UBND phường Bình Trưng Đông đã có có nhiều buổi làm việc được thể hiện qua các biên bản. Cụ thể, Trong biên bản làm việc giữa UBND phường Bình Trưng Đông với các bên liên quan trước đây, ông Huỳnh Công Nghĩa, Phó chủ tịch UBND phường Bình Trưng Đông, cho rằng, hiện thửa đất trên đang được tòa án xem xét giải quyết đơn tranh chấp, đến nay chưa có quyết định cuối cùng. Do đó, UBND phường yêu cầu các bên liên quan giữ nguyên hiện trạng chờ kết quả giải quyết của tòa án. Nếu bên nào cố tình thay đổi hiện trạng đất làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp, UBND phường sẽ xử lý theo quy định pháp luật.
Trái lại với lời khẳng định của lãnh đạo UBND phường Bình Trưng Đông, ghi nhận của phóng viên vào sáng 8/4/2019, các hoạt động xây dựng bên trong khu đất vẫn được tiến hành. Thậm chí, phía bên ngoài hàng rào bằng tôn đã được dựng kiên cố thay cho hàng rào bằng lưới B40 trước đó. Việc xây dựng diễn ra công khai ban ngày và được đẩy nhanh tiến độ bằng việc tận dụng làm cả ca đêm. Câu hỏi đặt ra, có việc làm ngơ, bảo kê cho sai phạm của chính quyền địa phương, nơi đang có trách nhiệm quản lý địa bàn cơ sở?
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã liên hệ gặp lãnh đạo UBND phường Bình Trưng Đông vào sáng cùng ngày, nhưng các lãnh đạo ở đây đều "cáo họp". Phóng viên đã để lại nội dung làm việc để thông tin làm rõ tranh chấp khu đất trên và các vấn đề liên quan đến vi phạm trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tới lãnh đạo phường này để có câu trả lời thông tin đến bạn đọc.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.