Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2016 | 2:29

XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Bình Định: Sức bật mới cho nông thôn

Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp luôn được tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thăm một cơ sở may gia công trên địa bàn xã Phước Hưng (Tuy Phước).

Kết quả tích cực

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh Bình Định, với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, qua gần 6 năm thực hiện (2011-2016), toàn tỉnh đã hình thành 627 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, cây trồng cạn với diện tích 25.737ha, năng suất lúa đạt bình quân 75 - 80 tạ/ha, lợi nhuận trung bình đạt 30 triệu đồng/ha (cao hơn các phương thức sản xuất ngoài mô hình 17 triệu đồng/ha). Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các chuỗi giá trị sản xuất và hình thành vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng VietGAP với quy mô 13ha tại Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Thuận Nghĩa (Tây Sơn) và HTXNN Phước Hiệp (Tuy Phước).

Tỉnh cũng chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết sản xuất, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ, trong đó có mô hình liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc để khai thác, chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu mang lại hiệu quả cao. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến việc thực hiện Chương trình XDNTM, góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu trong 19 tiêu chí, nhất là nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân.

Ông Dương Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), cho biết: Là xã điểm XDNTM của tỉnh, trong những năm qua, địa phương luôn gắn chặt giữa XDNTM với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, xã đã tín chấp cho người dân vay vốn phát triển chăn nuôi bò lai, nuôi vỗ béo bò, tráng bánh tráng, nấu rượu, đan lát... 2 HTXNN và Tổ hợp tác sản xuất lúa giống ở thôn Đông Lâm thực hiện liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp, hàng năm cung ứng ra thị trường 1.500 tấn lúa giống các loại. Nhờ đó, mức thu nhập của người dân cũng được tăng cao, nếu như năm 2011 thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/người thì đến năm 2016 đã đạt 30 triệu đồng/người.

Còn tại xã Phước Hưng (Tuy Phước), với đặc thù là xã thuần nông, trong quá trình XDNTM, xã đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn. Trong các năm qua, bà con nông dân tại địa phương đã liên kết sản xuất giống lúa với Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình với diện tích sản xuất hàng năm 360ha, mang lại lợi nhuận hơn 3 tỉ đồng/năm.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Mặc dù Chương trình XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mang lại những kết quả khả quan nhưng nhìn chung chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa đi vào chiều sâu và mang tính bền vững. Việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại một số địa phương còn chậm và gặp nhiều lúng túng. Bên cạnh đó, khâu liên doanh, liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn nên giá thành sản xuất còn cao, chưa tạo sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Trong đợt giám sát mới đây tại Bình Định, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020. Do vậy, Bình Định cần tiếp tục rà soát, định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, đây vừa là bước đi trước mắt, vừa có tầm nhìn dài hạn nên cần phải thực hiện quy hoạch từng lĩnh vực cụ thể; các địa phương từng bước lựa chọn sản phẩm chủ lực, tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường, thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và của địa phương. Cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng loại ngành, từng lĩnh vực. Tỉnh cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi, gắn việc sản xuất với tiêu thụ nông sản. Trong phát triển nông nghiệp, địa phương cũng cần quan tâm thực hiện việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn. Đồng thời, đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả theo lợi thế của từng vùng; phát triển các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Phú Mỹ

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top