Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2020 | 14:10

XDNTM, Mường Bo khởi sắc

Vượt qua nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ sự đồng lòng và quyết tâm đưa xã về đích NTM vào cuối năm 2020, Mường Bo đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, nhiều tiêu chí còn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Phát huy sức mạnh của các tổ chức Đảng và đoàn thể

Mường Bo là một xã vùng sâu cách trung tâm thị xã Sa Pa 28 km, gồm 9 thôn, với 4 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Dao, Mông, Kinh. Địa hình đồi núi dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa. Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là nông nghiệp chiếm trên 95%, số còn lại là buôn bán nhỏ lẻ và chăn nuôi.

Khi bắt tay vào XDNTM, điều kiện kinh tế - xã hội ở Mường Bo còn rất nhiều khó khăn, thách thức: hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều, nguồn lực đầu tư của nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu trong khi điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 11%; các tiêu chí nông thôn mới đạt được còn thấp 10/19 tiêu chí.

Được sự quan tâm sát sao của Thị ủy; UBND thị xã và các cơ quan ban ngành, Lãnh đạo xã Mường Bo quyết định đổi mới phong cách lãnh đạo bằng sự sâu sát, dân chủ, thống nhất cao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức thông qua việc phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đồng chí phụ trách xã, lấy hiệu quả công tác để nhận xét, đánh giá năng lực cán bộ, công chức, xét thi đua khen thuởng, nâng lương. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các thôn bản trong thực hiện nhiệm vụ chung.

 

_mg_1387.jpg
Mường Bo đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.

Đảng ủy xã có 15 chi bộ trực thuộc với 326 đảng viên. Các tổ chức đoàn thể tích cực hoạt động theo phương thức gần dân, bám cơ sở:

Ủy ban Mặt trận tổ quốc thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động gắn với tâm tư nguyện vọng, nghĩa vụ, quyền lợi hội viên và quần chúng nhân dân. Đã thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát; “Ngày vì người nghèo”,…

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia tích cực vào các công tác của địa phương như vệ sinh môi trường, tổ chức các đợt tình nguyện hỗ trợ nhân dân làm đường giao thông, xóa nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa,... Khuyến khích đoàn viên tham gia phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên làm chủ đất nước,...

Hội Nông dân chăm lo đầy đủ vật tư, giống, phân bón cho nhân dân vận động hội viên tích cực áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu tăng năng xuất cây trồng vật nuôi. Tuyên truyền vận động bà con nông dân tham gia các dự án do hội Nông dân tỉnh, thị xã tổ chức như hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, trồng ớt, cây ăn quả,… Phát động phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu,…

Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền vận động hội viên, chị em tham gia các lớp học nghề, thường xuyên quan tâm đế phụ nữ đặc biệt là trẻ em gái có biện pháp can thiệp kip thời để ngăn chặn đối với các hành vi cũng như dấu hiệu vi phạm quyền trẻ em. Vận động các hội viên tham gia các phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham gia các buổi sinh hoạt tổ chức hội, kịp thời thăm hỏi động viên các gia đình chính sách trong các dịp lễ tết. Thực hiện giúp đỡ bà con nhân dân vay vốn để hỗ trợ sản xuất. Hàng năm tổ chức phát động phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”.

Chính vì vậy, từ 2010 đến nay, Mường Bo liên tục đón nhận Bằng khen, cờ thi đua của UBND tỉnh Lào Cai về: hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; công tác thực hiện chính sách xã hội; Tập thể Lao động tiên tiến.

Toàn dân vào cuộc XDNTM

Đến nay, người dân ở các thôn bản đã tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội.   Bà con bỏ dần tập quán sản xuất lạc hậu, đưa giống mới có năng suất cao phẩm chất tốt vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc. Nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả cao như: Mô hình trồng nấm, mộc nhĩ, giống lúa lai LH12, trồng ngô nếp trên đất ruộng, phát triền đàn gà địa phương, phát triển đàn bò hàng hóa, phát triển trồng rau chuyên canh tăng vụ trên đất ruộng được nhân rộng.

Phát triển du lịch làng bản gắn với hệ sinh thái tự nhiên (Homestay, du lịch xanh) cũng được chú trọng, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

 

ảnh-3.JPG
Người dân Mường Bo chung tay làm đường giao thông

Hiện, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã được chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng phát huy những lợi thế địa phương. Nhân dân trong xã đã mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm trong sản xuất. Tỷ lệ sử dụng giống ngô, lúa mới đạt trung bình trên 90%, năng suất tăng 1 - 2 tạ/ha so với 2011; tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã đạt 2948 tấn (tăng 130 tấn so với năm 2011); tổng đàn vật nuôi 3.133 con (tăng trên 25 nghìn con so 2011). Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất trồng cây có múi, rau chuyên canh,... Sản xuất phát triển đã góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36,21 triệu đồng/năm (tăng 20,2 triệu đồng so với 2011); tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 11% (giảm 52% so với năm 2011).

Nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra như: nhà tạm, dột nát trên địa bàn không còn, trên 96% hộ dân có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2020 đạt trung bình 36,21 triệu đồng/người/năm tăng 26 triệu 450 nghìn đồng so với 2011; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,73%, giảm 51,5% so với năm 2011… Đường giao thông 100% được bê tông hoá, không còn cảnh lấy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn là 842/867 hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 97,11%... Đời sống của người dân được cải thiện và ngày một nâng cao.

 

ảnh-4.JPG

Người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế

 

Cùng với nguồn lực đầu tư của các cấp chính quyền, người dân địa phương đã đóng góp trên 23 tỷ đồng tham gia thực hiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Thào A Sinh Phó Bí thư TT Thị ủy, Phó BCĐ xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững Thị xã Sa Pa cho biết: "Đảng bộ và nhân dân xã Mường Bo sẽ tiếp tục chung tay góp sức giữ vững danh hiệu đã đạt, đồng thời ra sức nâng cao chất các tiêu chí, trong đó chú trọng việc huy động sức dân trong tham gia thực hiện và giám sát; thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân để XD NTM bền vững".

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top