Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 | 11:7

XDNTM ở Bắc Ninh: Chú trọng tiêu chí môi trường

Năm 2017, Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), trong đó tiêu chí môi trường được chú trọng hơn. Phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối XDNTM tỉnh Bắc Ninh xung quanh nội dung này.

Xin ông cho biết, năm 2017, Bắc Ninh đã thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ra sao?

Bắc Ninh xác định việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các dự án cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, 98,22% số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 460/462 trường học các cấp có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 103/103 trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số hộ có nhà tiêu (trong đó, 82,3% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh).

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn được quan tâm như thế nào, thưa ông?

Các thôn, làng thường xuyên duy trì các hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm; khơi thông cống, rãnh; phát quan cỏ dại,… Nhiều thôn đã thành lập đội tự quản cho các tuyến đường.

Đối với xử lý chất thải rắn, 100% số thôn thành lập tổ, đội vệ sinh làm công tác thu gom, vận chuyển chất thải đến điểm tập kết. Hiện tại, rác thải thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ được thu gom triệt để và đưa về xử lý tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ (do Công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát thực hiện với công suất 200 tấn/ngày); huyện Thuận Thành đã đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tại xã Ngũ Thái (do Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành thực hiện) với công suất 100 tấn/ngày; huyện Gia Bình đã đầu tư và đưa vào hoạt động thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tại xã Cao Đức với công suất 70 tấn/ngày; huyện Yên Phong đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung công suất 100 tấn/ngày. Hiện tại, chất thải sinh hoạt tại các huyện, thị xã đang lưu giữ tạm thời tại các điểm tập kết và xử lý bằng công nghệ đốt tại 3 lò đốt rác Nfi05, 1 lò đốt LOSIHO, 1 lò VINABIMA, với công suất trung bình mỗi lò xử lý được 10 tấn rác/ngày, qua đó giải quyết được một phần rác tồn đọng và phát sinh mới tại thị trấn các huyện, khu vực nội thị của thị xã Từ Sơn. Tháng 11/2016, UBND xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) đã đầu tư xây dựng 1 lò đốt rác thải công suất khoảng 8 tấn/ca.

Đến nay, cơ bản các thôn trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống cống rãnh thu gom nước thải.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 74/97 xã (chiếm 76,3%) đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

Những khó khăn, tồn tại trong thực hiện tiêu chí môi trường tại Bắc Ninh là gì, thưa ông?

Về chất thải rắn, tại các huyện: Yên Phong, Lương Tài, Tiên Du và thị xã Từ Sơn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa thực hiện được dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn cấp huyện. Ý thức của người dân trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, giữ vệ sinh môi trường ở các địa phương còn rất hạn chế.

Về nước thải: Cơ bản các thôn trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống cống rãnh thu gom nước thải, tuy nhiên nước thải chưa được xử lý theo quy định đều đổ thẳng ra ao hồ, kênh mương.

Tỷ lệ các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại khu vực nông thôn, làng nghề có giấy phép về môi trường (cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường) đạt rất thấp, (khoảng 10-15%). Theo quy định phải đạt tỷ lệ 100%; Bởi vậy, xiết chặt kiểm tra, giám sát vấn đề môi trường sẽ được Bắc Ninh quan tâm hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

 

Năm 2017, toàn tỉnh có 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bao gồm: Xã Hòa Tiến, Tam Đa (huyện Yên Phong); Quế Tân, Đức Long, Việt Hùng, Bồng Lai, Cách Bi, Bằng An (huyện Quế Võ); Mão Điền, Ninh Xá (huyện Thuận Thành); Xuân Lai, Thái Bảo (huyện Gia Bình); Phú Hòa, Quảng Phú, Lâm Thao (huyện Lương Tài); Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh).

 

Đỗ Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top