Xã Quảng Phong (Hải Hà - Quảng Ninh) cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 40km. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lại có khu công nghiệp của Tập đoàn Texhong, Quảng Phong có nhiều lợi thế phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, xã có diện tích khu vực bãi triều 214,5ha đã được quy hoạch đất nuôi trồng thuỷ sản 162,22ha, là điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển kinh tế biển…
Một buổi giao dịch xã định kỳ của Ngân hàng CSXH huyện Hải Hà tại xã Quảng Phong tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi ngay tại cơ sở.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Đặng Phúc Sinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, cho biết: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Hải Hà; sự quan tâm, tạo điều kiện của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn cấp trên; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong Chương trình XDNTM. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XDNTM; đại đa số người dân đã hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc thực hiện XDNTM. Từ đó đã tích cực tham gia phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, góp công, góp của, hiến đất làm đường giao thông, mương nội đồng… Tính đến hết năm 2016, xã đã đạt 15/19 tiêu chí, 33/39 chỉ tiêu về NTM.
Triển khai hoàn thành nhiều tiêu chí về XDNTM đã thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương chuyển biến mạnh mẽ, đem lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân, an ninh quốc phòng được giữ vững. Về phát triển kinh tế, bên cạnh chủ trương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây - con có năng suất, hiệu quả kinh tế vào sản xuất, chăn nuôi, xã còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ - hải sản, định hướng cho nhân dân bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Texhong chuyển đổi nghề nghiệp để nâng cao thu nhập. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ làm ăn khá - giàu ngày càng nhiều. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 18,9%, thu nhập bình quân đạt trên 24 triệu đồng/người/năm.
Ông Đặng Phúc Sinh chia sẻ: Phát huy nội lực trong nhân dân, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, năm 2016, với tổng nguồn vốn huy động được trên 9,3 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện gần 7,5 tỷ đồng, ngân sách xã gần 590 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 432 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 785 triệu đồng), xã đã đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông thôn xóm với chiều dài 4,3km; kênh mương nội đồng dài 475m và đường ra vùng sản xuất tập trung; sửa chữa và nâng cấp 9 nhà văn hoá thôn.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có sự chuyển biến tích cực. Với việc làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học, đến nay, xã đã có 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia gồm trường THCS và trường mầm non; duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,74%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt được kết quả quan trọng, giữ vững đạt chuẩn quốc gia về y tế từ năm 2014; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,3% (4.415/5.057 người). Xã có 8/10 thôn đạt tiêu chuẩn Thôn văn hoá; 83,1% số hộ được công nhận “Gia đình văn hoá”. Phong trào văn hoá, thể thao được duy trì, thu hút 85% số dân trở lên tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao ở cộng đồng; 95% số hộ tham gia cuộc vận động XDNTM, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng…
Ông Đặng Phúc Sinh khẳng định: Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, Chương trình XDNTM trên địa bàn xã Quảng Phong đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Trong giai đoạn tiếp theo, Quảng Phong sẽ nỗ lực khắc phục tồn tại, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn, cụ thể hóa các đề án đã xây dựng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Trước hết cần tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, đề án vệ sinh môi trường đảm bảo thôn, xóm xanh - sạch - đẹp, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện bê tông hóa, cứng hoá đường giao thông nông thôn theo quy hoạch và đề án chuyển đổi ruộng đất. Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như các hạng mục công trình tại địa phương về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá cũng như thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo để hoàn thành nốt 4 tiêu chí còn lại. Bên cạnh đó, củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, phát huy mọi nguồn lực để về đích NTM vào năm 2018 theo đúng lộ trình đề ra.
Kiều Thuỷ
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.