Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 6 năm 2016 | 3:40

XDNTM ở Tây Nguyên: Lâm Đồng, lá cờ đầu

Với quyết tâm cao và bằng nội lực của mình, Lâm Đồng đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Tây Nguyên.

Những con đường làng rợp bóng thông reo.

Lâm Đồng là một trong 11 tỉnh của cả nước được Ban Bí thư Trung ương chọn thực hiện mô hình thí điểm xây dựng xã NTM tại Tân Hội (huyện Đức Trọng) từ cuối năm 2009. Trên cơ sở này, Lâm Đồng đã chủ động vận dụng, chọn 11 xã điểm của tỉnh để tập trung đầu tư, chỉ đạo điểm. Từ kết quả ban đầu của việc thực hiện mô hình thí điểm và dựa vào Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Lâm Đồng phê duyệt chương trình XDNTM (giai đoạn 2010-2020) của địa phương và triển khai đồng bộ chương trình này ở 117/117 xã của tỉnh; mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Lâm Đồng có 43 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM.

Ngay từ đầu, Lâm Đồng xác định, XDNTM là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, trong công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, tỉnh phân công đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND làm Phó ban thường trực ban chỉ đạo XDNTM ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã). Ban chỉ đạo­ đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và huy động được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện có vai trò quan trọng trong việc kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy giúp việc; công tác chỉ đạo điểm; tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; vận dụng thực hiện chính sách của Trung ương và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương…

Nhờ đó, 5 năm qua (2010-2015), Lâm Đồng đã huy động được 33.581 tỷ đồng cho việc thực hiện chương trình XDNTM, trong đó, vốn ngân sách 3.581 tỷ đồng (27,23%); vốn do dân đóng góp 9.143 tỷ đồng (27,23%); vốn huy động từ tổ chức, doanh nghiệp, HTX 4.615 tỷ đồng (13,74%); vốn tín dụng với dư nợ cho vay XDNTM tại 117/117 xa đạt 16.242 tỷ đồng (48,37%). Tất cả nguồn vốn này đều tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển sản xuất theo quy hoạch và xây dựng đề án XDNTM cấp xã, huyện đã được duyệt.

Riêng về phát triển sản xuất nông nghiệp, Lâm Đồng đã đưa giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn này tăng bình quân 8,4%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2015: Trồng trọt 82%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 3%. Giá trị sản xuất cây hàng năm đến năm 2015 đạt 140 triệu đồng/ha (Nghị quyết đề ra là 120 triệu đồng/ha).

Đến cuối năm 2015, Lâm Đồng là tỉnh được xếp vị trí số 6 trong cả nước về kết quả thực hiện chương trình XDNTM, là lá cờ đầu của các tỉnh Tây Nguyên trong phong trào. Hiện, Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp huyện, xã đảm bảo duy trì 43 xã và huyện Đơn Dương đạt chuẩn NTM; TP.Đà Lạt và TP.Bảo Lộc hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; thu nhập bình quân đạt 45,5 triệu đồng/người/năm.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh Lâm Đồng đã đúc kết được 6 bài học kinh nghiệm trong thực hiện chương trình. Đó là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động “Dân vận khéo”; phát động phong trào “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức XDNTM”; gắn phát triển hạ tầng với sản xuất, nâng cao mức sống người dân theo tinh thần Nghị quyết 26/NQ-TW và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm, giám sát, quản lý và sử dụng công trình”; trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cần phải xác định mục tiêu và điều tiết kế hoạch thông qua việc hỗ trợ ngân sách cho các công trình; cần có giải pháp cụ thể để hỗ trợ giúp các hộ nghèo sớm thoát nghèo.

Những bài học kinh nghiệm ấy sẽ được tiếp tục vận dụng, nhằm biến tiềm năng, lợi thế của tỉnh thành hiện thực. Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, XDNTM sẽ là động lực cho phát triển nông nghiệp hiện đại, thay đổi bộ mặt nông thôn thời gian tới. Cùng với quốc phòng, an ninh đảm bảo, chính trị ổn định luôn là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, chương trình XDNTM nói riêng.

Năm 2016, Lâm Đồng phấn đấu có thêm 16 xã và huyện Đức Trọng đạt chuẩn NTM. Mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 90 xã (tương ứng 77% tổng số xã trên địa bàn toàn tỉnh) đạt chuẩn NTM, có 8/10 huyện đạt chuẩn NTM và Lâm Đồng đạt chuẩn tỉnh NTM. Trong phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-9%/năm; thu nhập bình quân đến năm 2020 đạt 70-73 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế đến năm 2020 dịch vụ 33,5 – 34%, nông lâm, thủy sản 46-46,5%, công nghiệp – xây dựng 19,5 – 20%; Tổng mức đầu tư cho phát triển toàn xã hội đạt khoảng 36% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14%/năm, đến năm 2020 đạt 800 triệu USD…

Để chương trình XDNTM ngày càng thành công, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban chỉ đạo XDNTM tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến có 3 đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành: Sớm triển khai lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ địa phương. Bổ sung tiêu chí xây dựng huyện, tỉnh NTM và có chính sách đặc thù để hỗ trợ. Loại bỏ yêu cầu thẩm định nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc bố trí nguồn vốn này cho XDNTM.

Phi Công

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top