Ba năm qua, kể từ khi nhậm chức, cứ dịp đầu Xuân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều dành thời gian đến thăm hỏi, động viên bà con nông dân đang lao động trên nông trường, thăm mô hình nông nghiệp hiệu quả...
Thủ tướng kỳ vọng, ngành nông nghiệp không chỉ bảo đảm tiêu dùng cho gần 100 triệu dân của Việt Nam mà còn có thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng, làm sao con số kim ngạch xuất khẩu nông sản không chỉ trên 40 tỷ USD như hiện nay.
Liên kết để tạo sản xuất tập trung và gắn với chế biến: Xu hướng tất yếu
Đánh giá lại nền nông nghiệp năm qua, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam đang trên tiến trình cơ cấu lại nền nông nghiệp với hơn 1.000 chuỗi liên kết sản xuất nông sản an toàn thực phẩm hình thành ở khắp các tỉnh, thành phố. Đây có thể nói là xu hướng tất yếu, rất tích cực trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên, về tổng thể, phải phấn đấu hơn nữa, vì tỷ lệ liên kết chưa phải phổ biến trên tất cả các đối tượng sản phẩm sản xuất, trên các quy mô. Chính vì thế, chúng ta không chỉ tập trung từ những mô hình điển hình thắng lợi trên cây rau vụ đông, cây ăn quả, lúa… mà trên tất cả đối tượng sản xuất phải định hướng, đẩy nhanh hơn nữa. Dù quy mô nào cũng phải hình thành sản xuất tập trung. Đó là hướng tất yếu.
Thứ hai, phải gắn kết với chế biến. Hiện nay, chế biến đang trên đà phát triển trên các đối tượng, không chỉ cây trồng mà cả vật nuôi. Điển hình là vừa khánh thành nhà máy chế biến thịt lợn rất hiện đại ở Hà Nam. Tất cả những đối tượng sản xuất từ bây giờ phải hình thành một chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu tổ chức sản xuất nguyên liệu đến chế biến, thương mại thì mới đảm bảo thắng lợi.
Chẳng hạn như huyện Cầm Giàng (Hải Dương) đã chuyển cả một vùng sang trồng cây cà rốt. Nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cùng phối hợp tổ chức sản xuất. “Tôi tin rằng, mặc dù quy mô ruộng nhỏ nhưng tổng hợp lại sẽ thành những ruộng lớn. Như vậy, chúng ta tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tổ chức xuất khẩu nông sản tốt. Khi có liên kết lớn từ khâu sản xuất, chế biến đến thương mại, chắc chắn chúng ta thành công”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, nông sản Việt Nam đã tham gia rất sâu rộng trên thị trường thế giới. Vì thế, sản xuất dứt khoát phải có liên kết chặt chẽ chứ không để rời rạc.
Nếu sản xuất rời rạc, cái gì cũng có nhưng bán rất rẻ, không ai mua, hiệu quả rất kém. Do đó, đầu tiên phải liên kết. Tùy từng vùng có thể theo thôn, xã, liên xã để hình thành vùng tập trung, tùy từng đối tượng sản xuất.
Phải ứng dụng khoa học kỹ thuật thật tốt trong tất cả các khâu. Cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các nhà khoa học cùng vào cuộc hướng dẫn các khâu về giống, quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra phải áp dụng khoa học công nghệ để đạt năng suất cao nhất, tiết kiệm nhất, giúp giá thành hạ, nhưng phải sạch, chất lượng. Có như vậy mới ra nguyên liệu tốt.
Khi ra nguyên liệu tốt thì càng phải liên kết chặt chẽ với cơ sở chế biến. Có thể là liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp, thậm chí hộ gia đình sản xuất lớn để tận dụng hết nguyên liệu nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Căn cứ tín hiệu thị trường để có quy mô sản xuất phù hợp, tránh tình trạng cứ được mùa thì mất giá, khi được giá lại không có hàng để bán.
Lô hàng rau quả đầu tiên đi Nhật Bản
Những ngày đầu xuân, hàng trăm công nhân của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) tất bật thu mua hàng chục tấn nguyên liệu và chế biến lô chanh leo đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là doanh nghiệp cung cấp nông sản chế biến được xếp hàng đầu Việt Nam, với diện tích canh tác hơn 5.500ha, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, nhãn, vải,...
Doveco đang quản lý và sử dụng có hiệu quả khoảng 4.000ha đất tại Ninh Bình. Đây là vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng, công ty đã liên kết kết và tiêu thụ nông sản tại 13 tỉnh với diện tích xấp xỉ 7.000ha, giúp giải quyết đầu ra nông sản và mang lại thu nhập ổn định cho khoảng 20.000 hộ nông dân.
Điển hình như cây chanh leo, vùng nguyên liệu của Doveco có khoảng 3.000ha. Tham gia mô hình liên kết với công ty, doanh thu 1ha chanh leo mà nông dân đạt được trung bình khoảng 800 triệu đồng. Với chi phí khoảng 140 triệu đồng, 1ha chanh leo cho lợi nhuận 660 triệu đồng (cao gấp 15 lần trồng lúa). Hay mô hình trồng rau chân vịt, lợi nhuận mà nông dân được thụ hưởng có thể đạt 360 triệu/ha (cao gấp 9 lần trồng lúa).
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Doveco, cho biết: Sản phẩm sau khi thu hoạch được chế biến thành các loại rau quả đóng hộp và sản phẩm rau quả tươi phục vụ tiêu dùng nội địa với khoảng 40 sản phẩm. Trải qua hơn 60 năm kinh nghiệm, sản phẩm của Doveco xuất khẩu với số lượng lớn tới 30 quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Mông Cổ, Nhật Bản..
Thủ tướng “xông đất” ngành nông nghiệp
Sau khi tham quan những cánh đồng dứa bạt ngàn của Doveco và nhà máy chế biến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Doveco là mẫu hình thành công của việc chuyển đổi từ một nông trường sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội để không ngừng phát triển mạnh mẽ. Trước hết, công ty đã sớm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới nhất để phát triển sản xuất kinh doanh từ trồng trọt đến chế biến. Đồng thời, Doveco cũng liên kết với nông dân trên cả nước để đa dạng hoá sản phẩm từ đồng bằng, miền núi đến vùng đất cao nguyên…
Sự thành công của Doveco để lại cho ngành nông nghiệp nhiều bài học kinh nghiệm giá trị, từ vấn đề tích tụ ruộng đất; mở rộng thị trường trên nền tảng chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng nêu rõ, nông nghiệp nước ta không chỉ là bài toán kinh tế, là sinh kế lâu dài của phần đông dân số Việt Nam mà còn là vấn đề xã hội rộng lớn, là điều kiện, quyết tâm của Việt Nam trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì một nước Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng và không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.
“Tôi làm thử một phép tính nhẩm, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay khoảng 27,3 triệu hecta. Làm như ở Đồng Giao, tức là trên 250 triệu đồng/ha, đây vẫn chưa phải mức năng suất cao, thì chúng ta đã có gần 300 tỷ USD về giá trị sản xuất nông nghiệp. Và nếu chúng ta phấn đấu như tôi đã nói ở Thái Bình, là 500 triệu đồng/ha thì chúng ta có giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 600 tỷ USD”, Thủ tướng nói.
Như vậy, cùng với kinh tế số, nông nghiệp thông minh hoàn toàn có thể trở thành đòn bẩy chiến lược để đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép, đó là trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước năm 2035 và một xã hội công bằng, bình đẳng, giàu bản sắc văn hóa, bền vững về môi trường sống ở nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Chính phủ xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chủ trương lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định chính trị, kinh tế, là nền tảng quan trọng của xã hội, tác động sâu sắc đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thủ tướng cho rằng, thành quả nông nghiệp năm 2018 rất đáng tự hào, xuất khẩu nhiều nông sản đứng trong tốp 15 thế giới, nhưng chủ yếu vẫn là xuất thô, hàm lượng chế biến còn thấp. Đây là điểm yếu, cũng là cơ hội để nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. Nông nghiệp luôn là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của Việt Nam. Vì vậy, cần phát triển nông nghiệp bền vững, khôi phục lại hệ sinh thái cho nông nghiệp Việt Nam, nguồn nước, hệ sinh dưỡng, đất đai, thổ nhưỡng, đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam gắn liền với công nghiệp chế biến sâu, công nghệ hiện đại, như Đồng Giao đã và sẽ làm trong thời gian đến.
Ngoài những kinh nghiệm truyền thống như “nước, phân, cần, giống” thì năng suất nông nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào đâu?, Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, có 5 xu hướng lớn về công nghệ sẽ quyết định sự phát triển năng suất nông nghiệp Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Doveco phải áp dụng mạnh mẽ, một là, công nghệ cảm biến; hai là robot tự động hóa, máy bay không người lái; thứ 3 là dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây; thứ 4 là công nghệ in 3D; thứ 5 là ICT, internet vạn vật.
Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là công nghệ trong canh tác, chế biến sản phẩm mà còn là công nghệ quản trị.
Theo Thủ tướng, quy mô đầu tư vào nông nghiệp chưa bao giờ cao như những năm gần đây và chúng ta phải đi tiếp tục xu hướng này. Không có doanh nghiệp, không có HTX thì bất thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị cao ở Việt Nam.
“Anh cứ con trâu đi trước cái cày theo sau, HTX kiểu cũ không đổi mới, không tích tụ ruộng đất, không đổi mới quản trị trong nông nghiệp bất thành nền nông nghiệp hiện đại của một đất nước mà đại đa số là nông dân làm nông nghiệp”, Thủ tướng nói. Vì thế, Thủ tướng giao cho các cơ quan, trong đó Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ liên quan có các chính sách cởi trói và thúc đẩy cho nông nghiệp.
Cho rằng kết quả của ngành nông nghiệp thời gian qua mới chỉ là khởi đầu, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan Trung ương và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước cần tập trung lãnh đạo chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng khoa học công nghệ, đa dạng sản phẩm, đi sâu vào chế biến để có sản xuất hàng hóa lớn, không chỉ bảo đảm tiêu dùng cho gần 100 triệu dân của Việt Nam mà còn có thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng, để làm sao con số kim ngạch xuất khẩu nông sản không chỉ trên 40 tỷ USD như hiện nay.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.