Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 3 năm 2018 | 21:48

Xuất khẩu rau củ quả vẫn tăng mạnh, nhưng 93% là xuất thô và sơ chế

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu rau củ quả vẫn tăng tới 47,6%, nhưng chủ yếu hàng thô và sơ chế.

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, khối lượng xuất khẩu rau củ quả 2 tháng đầu năm 2018 ước đạt 293,96 nghìn tấn, tăng 47%; giá trị xuất khẩu ước đạt 0,62 tỷ USD, tăng 47,6 % so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu quả chiếm 87%, rau củ chiếm 13% trong tổng giá trị xuất khẩu rau củ quả.

xuat khau rau cu qua van tang manh, nhung 93% la xuat tho va so che hinh 1

Quả xoài đang trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn (ảnh: KT)

Qua tình hình phát triển thị trường xuất khẩu tháng đầu năm cho thấy: Các mặt hàng quả xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, dưa hấu với thị phần lần lượt là 37%, 22%, 8%, 7%, 5%. Đáng lưu ý quả xoài đang trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, với thị phần xuất khẩu tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Ớt, khoai lang và nấm là các mặt hàng rau củ xuất khẩu chính với tỷ trọng tương ứng là 29%, 14% và 14% tổng giá trị xuất khẩu, một số mặt hàng rau củ tiêu biểu được xuất khẩu trong cùng tháng là dưa chuột, hành tỏi, đậu, ngô ngọt và khoai tây.

Thị trường xuất khẩu rau củ quả chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc với 79,54% tổng thị phần; tiếp theo là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia với thị phần tương ứng là 3%, 2,9%, 1,4% và 1,2%.

Trong khi quả được xuất khẩu chủ yếu đi thị trường Trung Quốc với 86% tổng giá trị xuất khẩu quả, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017; sản phẩm rau củ có thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và thị phần tương đối đồng đều giữa hai nước Trung Quốc, Nhật Bản tương ứng 29% và 21%, tiếp theo là thị trường Malaysia chiếm 5% thị phần và các nước Mỹ, Singapore, Đài Loan cùng chiếm 5% thị phần.

Tuy nhiên, Các mặt hàng xuất khẩu rau củ quả chủ yếu là sản phẩm thô và sơ chế với trên 93% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi đó, mặt hàng qua chế biến chỉ chiếm khoảng 6,6%. Mặt hàng rau củ quả chế biến cao cấp gần như không đáng kể, chiếm khoảng 0,02% tổng giá trị xuất khẩu rau củ quả./.

Hà Trần

 

Ý kiến bạn đọc
  • Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Top