7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản mới đạt gần 4,7 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 663 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 4,66 tỷ USD. Như vậy, chỉ còn 5 tháng để ngành thuỷ sản tăng tốc mới có thể đạt được mục tiêu ban đầu 9 tỷ USD cả năm 2018. Trong khi mốc phấn đấu 10 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra xem ra khó có thể hoàn thành.
Nhìn lại kết quả xuất khẩu thuỷ sản 7 tháng đầu năm 2018 cho thấy, tốc độ tăng của năm 2018 thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2017 tăng đến 19,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó, 7 tháng của 2018 chỉ tăng có 6,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Thị trường nhiều biến động
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tình hình xuất khẩu thủy sản trong những tháng vừa qua có rất nhiều biến động liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường chính, như: Trung Quốc, Nhật Bản kể cả thị trường Mỹ do liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về nguồn cung tôm dư thừa... nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2018 đạt chưa tới mức 700 triệu USD.
Tuy nhiên, tháng 7 chỉ là tháng khởi động cho mùa xuất khẩu cuối năm và nếu chúng ta vẫn giữ tốc độ kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 700 triệu USD/tháng, về cơ bản đây là một tín hiệu tốt, vì thông thường hàng năm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng chỉ đạt khoảng trên dưới 700 triệu USD/tháng. Hy vọng từ nay đến cuối năm nếu giữ được tốc độ tăng dần trung bình mỗi tháng trên 100 triệu USD, thì khả năng có thể đạt 9 tỷ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, để đạt con số 10 tỷ USD như mục tiêu phấn đấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các doanh nghiệp thủy sản phải làm việc cật lực hơn nhiều. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu phải có những chuyển động tích cực theo hướng tốt hơn hiện nay thì mới có triển vọng để đạt được mục tiêu đó. Hay nói rõ hơn là ngành thủy sản phải tăng trưởng cả về mặt sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
"Xuất khẩu thủy sản có thể có khả năng chạm mốc 9 tỷ USD, còn 10 tỷ USD như chỉ tiêu phấn đấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì chưa thể nói trước được điều gì. Song, chúng tôi vẫn phải bám vào mục tiêu này để phấn đấu ở mức tối đa. Thương mại thế giới đang có sự xáo trộn, thị trường thế giới đang dư thừa nguồn cung tôm nên thị trường đang cạnh tranh rất quyết liệt; vì vậy, hãy cứ động viên nhau mà làm và hy vọng sẽ vươn tới mục tiêu", ông Hòe nhấn mạnh.
Ba trụ cột của ngành thuỷ sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tập trung vào 3 mặt hàng chính chiếm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cao, lần lượt là: tôm, cá tra và cá ngừ. Nếu 1 trong 3 mặt hàng này, nhất tôm có sự trồi sụt về kim ngạch, ngay lập tức ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thuỷ sản.
Theo Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam quý 2/2018 đạt hơn 893 triệu USD, giảm 4,9% do biến động giá tôm trong nước và thế giới. Tuy nhiên, nhờ đà tăng trưởng 20% trong quý I năm nay nên xuất khẩu tôm Việt Nam 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng nhẹ 5,1% đạt 1,6 tỷ USD. Với nhu cầu nhập khẩu bắt đầu tăng trong nửa cuối năm nay, giá tôm trong nước và thế giới sẽ ổn định trở lại, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay đạt khoảng 4 tỷ USD.
Theo ông Sanjay Mohanty, Chủ tịch Hiệp hội Người nuôi tôm Odisha (Ấn Độ), thương mại toàn cầu xáo trộn sau các biện pháp bảo hộ của Chính quyền Trump đã tạo ra thâm hụt thương mại. Hoạt động thả nuôi tôm của người nuôi đã giảm hơn 30% và họ dự kiến lỗ khoảng 0,58-0,73 USD/kg.
Trong khi xuất khẩu tôm gặp khó khăn thì hoạt động xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm nay "thuận buồm xuôi gió", với kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 3 thị trường chính thì Trung Quốc là thị trường có sức tăng trưởng mạnh nhất, với giá trị xuất khẩu đạt trên 251 triệu USD, tăng 46,7%, kế tiếp là thị trường Mỹ đạt 197 triệu USD, tăng 11,6% và thứ 3 là thị trường EU đạt 117 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ.
Tiếp đến là xuất khẩu cá ngừ cũng có những tín hiệu tốt. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá ngừ trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt gần 303 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017.
Top 8 thị trường nhập khẩu cá ngừ chính của Việt Nam vẫn không có sự thay đổi so với đầu năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang một số thị trường chính đã khả quan. Dự báo, trong bối cảnh cạnh tranh tại thị trường Mỹ ngày càng gay gắt, nhu cầu tiêu thụ lại giảm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới sẽ không khả quan.
Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường chính thay thế như Israel sẽ tiếp tục tăng. xuất khẩu sang EU dự kiến sẽ thuận lợi hơn do việc đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU đang gần đến hồi kết.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.