Ở xã Suối Bu (Văn Chấn - Yên Bái), mặc dù điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc nơi đây đều hiểu xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, ai cũng phải chung tay, góp sức thực hiện.
Một cung đường trên Suối Bu.
Là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, dân số gần 2.000 người, sinh sống trong 4 thôn, Suối Bu có tới 70% dân số là người Mông, đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân năm 2015 chỉ đạt 6 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 80%, nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Trong xây dựng nông thôn mới, hiện Suối Bu mới đạt 6/19 tiêu chí, gồm quy hoạch (số 1), giao thông (số 2), thủy lợi (số 3), giáo dục (số 14), hệ thống chính trị (số 18) và an ninh trật tự (số 19).
Ông Mùa A Của, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Thành tích trong xây dựng nông thôn mới của Suối Bu tuy chưa được nhiều nhưng cái được lớn nhất chính là nhận thức của nhân dân được nâng lên, bà con đã hiểu được xây dựng nông thôn mới không chỉ là trách nhiệm của phía Nhà nước mà nhân dân cũng phải đóng góp, chung sức đồng lòng cùng nhau xây dựng. Năm 2014, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhân dân Suối Bu đã tự nguyện hiến 5,2ha đất để mở rộng và mở mới một số tuyến đường; các năm 2013 - 2014, bà con đã hiến hơn 400 ngày công cho việc đào rãnh, gạt đường, đập đá,... để thi công đường giao thông. Ngoài ra, bà con còn đóng góp thêm 36 triệu đồng để đổ bê-tông đường nội thôn và 10 triệu đồng để mở đường giao thông nội đồng (đường vào khu sản xuất tại thôn Ba Cầu).
Là địa phương với dân số đa phần là người dân tộc thiểu số, vị trí nằm khuất sâu trong núi, địa hình dốc và chia cắt, lại thêm trình độ dân trí của người dân chưa cao nên mỗi khi triển khai một chủ trương lớn, một nghị quyết mới, chính quyền và các đoàn thể xã Suối Bu gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Văn Chấn, đặc biệt là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị nên bà con các dân tộc nơi đây đã nhận thức rõ về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Do đó, tình trạng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, trông chờ hoàn toàn vào cấp trên không còn; bà con đã chủ động, tích cực hơn trong việc phát triển sản xuất, mạnh dạn đưa những giống lúa, ngô mới có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng. Năm 2015, tổng sản lượng lương thực cây có hạt trên toàn địa bàn là 1.074,6 tấn, đạt 100,9% kế hoạch; trong đó, diện tích lúa gieo cấy được 61,6 ha, đạt 115% kế hoạch; cây ngô trồng được 249,3 ha, đạt 101,7% kế hoạch. Ngoài ra, diện tích các cây trồng khác như sắn, đậu, đỗ, lạc đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Lĩnh vực chăn nuôi cũng được nhân dân quan tâm, chú trọng nên đàn gia súc trên địa bàn hàng năm luôn tăng; nhờ đó, cuộc sống của bà con dần được cải thiện.
Về Suối Bu hôm nay, chúng ta không còn nhìn thấy cảnh đói rét vẫn thường tồn tại ở vùng cao, thay vào đó là hình ảnh xe máy, xe đạp chạy băng băng trên những cung đường bê-tông sạch sẽ, cùng nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của nhiều người dân. Quả thật, cuộc sống của nhân dân nơi đây đang ngày một thay đổi, thành quả ấy chính nhờ ý thức của bà con các dân tộc được đổi thay; thể hiện qua hành động nhiệt tình tham gia xây dựng nông thôn mới, luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đình Hợi
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.