Vùng ngoại thành Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ, ngày càng xanh - sạch - đẹp, hòa chung với sự phát triển của Thủ đô.
Điểm sáng
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội, cho biết, sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, XDNTM, nâng cao đời sống nông dân”, Hà Nội trở thành điểm sáng của cả nước với 06 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM; 325 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 84,2% số xã, vượt kế hoạch 02 năm so với mục tiêu của Chương trình. Đến nay, thành phố đã đạt và cơ bản đạt bình quân 18,64 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 10 tiêu chí.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng, tăng 33,5 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn toàn thành phố đạt 87,2%, trong đó tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại các huyện, thị xã đạt 83,53%. 100% số xã trên địa bàn thành phố được kết nối internet.
Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 1,81%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,6%, đạt trước 02 năm so với mục tiêu Chương trình (95%).
Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2010 - 2019 là 76.451 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 58 tỷ đồng, chiếm 0,08%; ngân sách thành phố 25.958 tỷ đồng, chiếm 34%; ngân sách cấp huyện 32.224 tỷ đồng, chiếm 42,12%; ngân sách xã 3.471 tỷ đồng, chiếm 4,5%; Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách 14.741 tỷ đồng, chiếm 19,3%. Ngoài ra, ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, XDNTM, nâng cao đời sống nông dân với kinh phí 750 tỷ đồng...
Đặc biệt, thành phố có 133 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ…
Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, điểm nổi bật của Hà Nội khi triển khai Chương trình số 02-CTr/TU là lựa chọn cách làm, giải pháp thực hiện. Đơn cử, việc thực hiện dồn điền đổi thửa, dù không phải là tiêu chí trong XDNTM, nhưng có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nhiều tiêu chí khác. Qua đó, Hà Nội đã dồn điền đổi thửa được 79.454,3ha, đạt 104,6% kế hoạch.
Đặc biệt, phong trào thi đua “Cả nước chung sức XDNTM” được lan rộng trên toàn thành phố với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó, vai trò chủ thể của nhân dân rất rõ nét khi tham gia, chung sức XDNTM. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong 10 năm qua, thành phố đã vận động hàng nghìn tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình cùng XDNTM với tổng kinh phí hơn 14.700 tỷ đồng (chiếm 19,3%); các quận đã hỗ trợ gần 600 tỷ đồng cho các huyện XDNTM...
Trên 85% số xã đạt chuẩn vào năm 2020
Mục tiêu của Hà Nội từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 3,5-4%/năm trở lên; phấn đấu tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt 25-35% trở lên. Về XDNTM, phấn đấu đến năm 2020 có 85% số xã trở lên đạt chuẩn NTM (tăng 5% so với mục tiêu của Chương trình đề ra); 10 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM; thu nhập trung bình khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm...
Với những kết quả đạt được, Hà Nội vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cùng nhiều Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.