Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 2 năm 2020 | 0:51

14 năm “chết lâm sàng”, dự án KCN Phú Tân cần xem xét thay chủ đầu tư

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Phú Tân trong thời gian qua đã dính hàng loạt tai tiếng cùng nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật đang được ngành chức năng làm rõ. Chưa dừng lại, Kim Oanh Group còn có dấu hiệu thâu tóm đất công, huy động vốn trái pháp luật....

Chưa đủ cơ sở đánh giá năng lực tài chính

Theo đó, tại văn bản số 14493/BTC – ĐT ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính mới đây, hồ sơ của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương gửi Bộ Tài chính không có Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Phú Tân, tỉnh Bình Dương. Đồng thời Bộ Tài chính, cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Dương, các cơ quan có liên quan và nhà đầu tư dự án chịu trách nhiệm thực hiện, hoàn chỉnh đầy đủ các quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét về nội dung đề xuất dự án.

Cũng theo Bộ Tài chính cho rằng, tại ngày 30/6/2019 thì khoản hàng tồn kho của công ty Nam Kim được xác định dưới hình thức chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, chưa rõ nội dung chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty Nam Kim là những chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cho những dự án nào và việc sử dụng vốn thuộc sở hữu của công ty Nam Kim tham gia vào các hạng mục kinh doanh, các dự án đầu tư như thế nào?

Dự án KCN Phú Tân đã hơn 14 năm “dậm chân tại chỗ” không thể triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn liên tục huy động vốn của khách hàng.
Dự án KCN Phú Tân đã hơn 14 năm “dậm chân tại chỗ” không thể triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn liên tục huy động vốn của khách hàng.

Hơn nữa, tại thời điểm trên, khoản nợ phải trả là 925,09 tỷ đồng (chiếm 73% tổng nguồn vốn), trong đó chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (637,99 tỷ đồng) và phải trả ngắn hạn khác (159,34 tỷ đồng), chi phí lãi vay phải trả là 126, 69 tỷ đồng, không có các hợp đồng vay vốn dài hạn với ngân hàng.  Như vây hoạt động kinh doanh của công ty Nam Kim trong đó có việc thực hiện dự án Khu công nghiệp Phú Tân chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân với thời hạn vay ngắn, lãi suất cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động kinh doanh liên tục của công ty Nam Kim.

Từ các nội dung trên, Bộ Tài chính chưa đủ cơ sở để thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của công ty Nam Kim khi thực hiện dự án này. Do vậy, Bộ Tài chính cũng đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm đánh giá cụ thể về tiến độ góp vốn thực hiện dự án của công ty Nam Kim (trong đó xác định rõ số vốn và nguồn vốn thực tế của công ty Nam Kim đã góp đến thời điểm đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án) và tiến độ triền khai dự án đầu tư…theo quy định của chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế làm cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cho rằng đến thời điểm hiện tại, dự án đã được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hơn 14 năm. Tuy nhiên, hồ sơ gửi kèm chưa có nội dung giải trình về việc dự án thực hiện đầu tư kéo dài hơn 14 năm vẫn chưa hoàn thành.

Cần mạnh tay trong việc huy động vốn trái phép

Liên quan đến dự án KCN Phú Tân, theo tìm hiểu bằng hình thức khác nhau Công ty Nam Kim đã ký hợp đồng vay tiền của hàng trăm người. Cụ thể, theo tìm hiểu từ tháng 5/2019 đến hết tháng 9/2019 Công ty Nam Kim đã có hơn 600 giao dịch với khách hàng qua ngân hàng với tổng số tiền khoảng hơn 405 tỷ đồng (chưa kể giao dịch tiền mặt). Nhiều giao dịch được ghi rất rõ là góp vốn đầu tư, đặt cọc theo hợp đồng vay vốn, tiền góp vốn theo hợp đồng…

Tiếp đến, ngày 8/10/2019, Công ty Nam Kim do bà Nguyễn Thị Nhung làm Tổng Giám đốc đã ký Hợp đồng thế chấp số 0058/2019/BĐ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Tài sản thế chấp chính là KCN Phú Tân để bảo lãnh cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Thuận Lợi do ông Nguyễn Thuận làm Tổng giám đốc vay hơn 1.085,8 tỷ đồng, với thời hạn 5 năm (từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2024). Được biết, ông Nguyễn Thuận là chồng của bà Đặng Thị Kim Oanh và là bố của bà Nguyễn Thị Nhung.

Trên thực tế, trước khi thu mua Công ty Nam Kim, Kim Oanh Group đã “thâu tóm” Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) trong thực hiện DA KĐT - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú (KĐT Tân Phú) có diện tích 43ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (DA cùng nằm trong Khu liên hợp Bình Dương.

Liên quan đến KĐT Tân Phú, cuối năm 2019 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, xảy ra tại Tổng Công ty CP Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương – TCT Bình Dương.

Trong khi đó, sau khi thu mua Công ty Tân Phú và triển khai DA Kim Oanh Group đã bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 08/QĐ-XPVPHC ngày 12/02/2018 đối với Công ty Tân Phú do đã có hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định.

Liên quan đến việc huy động vốn trái phép và rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi mua đất tại những dự án này. Dưới góc độ pháp lý, trước khi bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lại, chủ đầu tư phải có văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, mua.

Trong trường hợp, chủ đầu tư huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, khách hàng sẽ là người chịu thiệt như chiếm dụng vốn, dự án chậm so với tiến độ, nếu dự án bị dừng hoạt động thì nguồn vốn của khách hàng sẽ phải nằm chết theo dự án.

Hậu quả nhãn tiền của việc mua phải nhà, đất trong dự án “ma” là người mua sẽ không được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận về chủ quyền, mà người mua chỉ có những văn bản giao dịch giữa bên mua - bên bán. Rủi ro lớn nhất là người mua có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã bỏ ra khi cơ quan nhà nước cưỡng chế tháo dỡ phần xây dựng nhà ở, yêu cầu trả lại hiện trạng ban đầu của lô đất, hoặc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện theo quy hoạch đã công bố trước đó.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top