Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2010 | 7:55

2.000 bằng thạc sĩ quốc tế “chui”

KTNT- Với những lời quảng cáo hấp dẫn, điều kiện nhập học dễ dàng, chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh online (MBA) của ĐH Nam Columbia (CSU) đã thu hút được hàng nghìn học viên, nhưng thực chất, chương trình này không được cấp phép ở Việt Nam.

Quảng cáo tuyển sinh MBA trên website của Trung tâm

Quảng cáo tuyển sinh MBA trên website của Trung tâm.

2.000 thạc sĩ đã được đào tạo

Chương trình đào tạo MBA online của ĐH Nam Columbia (Columbia Southern University) do Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế thuộc Hội Khuyến học VN đứng ra tổ chức thi cử, nhận hồ sơ, thu tiền… từ vài năm nay, đã đào tạo được khoảng 2.000 thạc sĩ. Theo như lời quảng cáo, chương trình áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến (E-Learning) có sự hướng dẫn trực tiếp của các giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm sư phạm. Học viên chỉ cần có ít nhất 01 bằng đại học (hệ 4 năm trở lên) hoặc đã  và đang theo học cao học nhưng chưa được cấp bằng thạc sĩ; đáp ứng một trong các điều kiện tiếng Anh như TOEFL tối thiểu 530 (thi trên giấy) hoặc 71 điểm (thi qua Internet), hoặc IELTS từ 6.0 trở lên. Nếu học viên nào chưa có các chứng chỉ ngoại ngữ trên, có thể đăng ký tham dự khóa bổ túc tiếng Anh trước khi nhập học chính thức (3-16 tuần). Học viên chỉ mất 18 tháng là có được bằng MBA.

Rõ ràng, điều kiện này quá dễ dàng bởi bình thường, điều kiện tối thiểu để được theo học MBA tại Mỹ là điểm TOEFL thi trên giấy là 600, phải qua cuộc thi GMAT, có 2-5 năm kinh nghiệm tùy yêu cầu của từng trường và  có thư giới thiệu của giáo sư ĐH.

Không được công nhận ở cả Mỹ và Việt Nam

Theo College Board (tổ chức chuyên khảo thí, kiểm định, đánh giá chất lượng đại học của Mỹ), CSU chưa được bất kỳ tổ chức uy tín nào về giáo dục của Mỹ công nhận. CSU là một trường cao đẳng cộng đồng do tư nhân thành lập năm 1993 tại Mỹ, chỉ đào tạo online cho những người không có điều kiện học tập trung. Trên thực tế, các trường đào tạo online bằng cấp không có giá trị, không dùng để học tiếp lên cao cũng như kiếm việc làm được.

Không những thế, còn có sự nhập nhằng tên gọi của trường với các trường nổi tiếng khác của Mỹ. Với cái tên Columbia Southern University, rất nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một chi nhánh của trường ĐH Columbia University thuộc New York. Không những thế, tên viết tắt của trường là  CSU cũng dễ gây nhầm lẫn với hệ thống ĐH nổi tiếng của tiểu bang California là California State University (CSU).

Theo giới thiệu của Trung tâm Hợp tác đào tạo quốc tế, cơ sở pháp lý để trung tâm thực hiện chương trình liên kết này là Công văn 8621 ngày 27-9-2002 của Bộ GDĐT. Nhưng tại công văn này, Bộ GDĐT chỉ đồng ý cho Hội Khuyến học VN: “Tư vấn, giới thiệu và cung cấp các thông tin cho học viên VN về các khóa đào tạo từ xa qua mạng internet của các cơ sở đào tạo có chất lượng, có uy tín trong nước và quốc tế. …” chứ không cho phép liên kết đào tạo, bởi vậy, chương trình học, hình thức đào tạo không được Bộ GDĐT cho phép và bằng thạc sĩ cũng không được công nhận tại VN. CSU cũng không có tên trong danh sách 119 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài mà Bộ GDĐT cho phép đào tạo tại VN.

Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, trung tâm này đã phối hợp để liên kết đào tạo với CSU ở cả trong Nam, ngoài Bắc, với hơn 20 khóa học và khoảng 2.000 học viên. Với mức học phí 8.230USD đối với hệ chính khóa (chưa bao gồm 600USD tiền sách giáo khoa) và 686USD/môn học đối với hệ hoàn chỉnh (credit-transferred), trung tâm này đã thu về khoảng 18 triệu USD.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã giao cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục kết hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài làm rõ vụ việc liên kết đào tạo này. Theo Công văn số 8621, Bộ chỉ cho phép Trung tâm Hợp tác đào tạo quốc tế thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình đào tạo từ xa, thông qua tư vấn chứ không phải đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp như những gì đã quảng cáo tại VN. Bộ sẽ xử lý nếu trung tâm này làm sai quy định.

Nguyên Minh
(Laodong.vn)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top