Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 8 năm 2017 | 11:16

70 tuổi vẫn say sưa làm vườn mẫu

“52 năm gắn bó với mảnh đất này, tôi đã nhận được rất nhiều niềm vui từ việc làm vườn. Thật tuyệt vời khi nhìn các con cháu vui đùa trong vườn và mọi người nói với tôi rằng khu vườn của tôi đẹp như thế nào”.

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Bé khi nói về những niềm vui từ việc làm vườn. Bởi vậy, khi đến thôn Đại Nghĩa, Đức Yên (Đức Thọ, Hà Tĩnh) nhắc đến nhà có vườn sạch đẹp, thu nhập cao, người dân trong thôn đều biết đó là gia đình bà Bé - một người cao tuổi mẫu mực, siêng năng, chịu khó, biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế vườn.Nhìn vườn cây xanh tốt, ngôi nhà nhỏ sạch sẽ ít ai nghĩ rằng chỉ một mình bà chăm sóc.

Năm nay bà đã 72 tuổi nhưng trông bà khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát lúc nào cũng miệt mài ở ngoài vườn. Có lẽ chính lao động đã giúp bà có sức khoẻ dẻo dai, luôn thư thái yêu đời. Vừa cắt tỉa cành cây vừa vui vẻ nói với chúng tôi về quãng thời gian lập nghiệp của mình và nguyên nhân vì sao bà lại yêu và gắn bó với mảnh vườn này như vậy.

20 tuổi bà lấy chồng và gắn bó với mãnh đất Đức Yên. Bà là con nhà nông chính hiệu, sống trong có gia đình nhà chồng có “gen trồng trọt”, bố chồng bà là Ông Nghiêm Ký từng được mệnh danh là “lão nông tri điền”, anh hùng nông nghiệp”. Bà đã được nối nghiệp làm vườn từ bố chồng và  từ đó đến nay bà gắn bó với cây cối trên mảnh vườn này.

Vườn mẫu bà Bé với đầy đủ các loại rau

Bà Bé cho biết, lúc đầu toàn bộ diện tích vườn của gia đình cũng trồng rau và một số cây ăn quả khác như ổi, nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao từ khi có chính sách dành cho vườn mẫu, được cán bộ hướng dẫn nên vườn được quy hoạch bài bản, khuôn viên đẹp hơn, mang lại hiệu quả kinh cao hơn. Bà đã thực hiện chuyển đổi diện tích vườn trồng theo từng bước, vừa duy trì một số cây trồng cũ nhưng đồng thời cải tạo diện tích còn lại để trồng các loại cây ăn quả như bưởi Phúc Trạch, cam, hồng, rau ngót, rau mùi.

Hiện, mảnh vườn đem lại tổng thu nhập cho bà Bé tới 50  - 70 triệu đồng/năm

Hiện tại, trong mảnh vườn của mình, bà trồng đủ các loại rau sạch, cây ăn quả, mảnh vườn tuy nhỏ và nhiều giống cây trồng nhưng được bà bố trí rất khoa học. Cây nào cây nấy đều thẳng hàng, thẳng luống và chia theo khu vực. Mỗi loại đều có kỹ thuật canh tác và chăm sóc khác nhau, đòi hỏi bà phải theo dõi thường xuyên, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để chăm sóc vườn cây. Đúng như ông bà ta có câu: “Lóc xóc  không bằng góc vườn”.

Nhờ chăm sóc cẩn thận và khoa học nên vườn rau, cây ăn trái của bà Bé mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện mảnh vườn đem lại tổng thu nhập cho bà Bé tới 50  - 70 triệu đồng/năm. Vì vườn cây ăn trái có nhiều loại mới chỉ thu hoạch bói nên trong những năm tới, sẽ cho thu nhập cao hơn.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm vườn, bà Bé cho biết: Muốn tạo ra nông sản hàng hoá chất lượng cao thì quan trọng là phải lựa chọn được cây trồng thích hợp với chất đất và thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây trồng... Riêng đối với cây có múi như cây cam, cây bưởi yêu cầu phải chuẩn bị kỹ về điều kiện trồng như: Tầng đất trồng phải sâu, phải sử dụng phân bón khoai mục, tốt nhất là sử dụng phân chuồng để tăng cường dinh dưỡng cho đất, chủ động về nước tưới. Các loại cây có múi này cũng rất nhiều sâu bệnh, vì vậy chủ vườn phải chú ý đến việc phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Hỏi bà Bé điều gì khiến bà mê mẩn như vậy? Bà cho biết, chồng mất sớm mọi việc một mình bà gánh vác, ba đứa con nay có công việc ổn định, lập gia đình cũng nhờ vào mãnh vườn này. Làm vườn đã giúp bà quên hết mệt mỏi, ưu phiền, tâm hồn trở lên thanh thoát, thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Làm gì cũng vậy, trước tiên phải có lòng đam mê, chịu khó học hỏi, làm vườn còn phải siêng năng, chăm chỉ. Ngoài tham gia công tác hội người cao tuổi, thời gian còn lại tôi ở ngoài vườn. Có lẽ với tôi vườn là những gì quý giá mà gia đình để lại, vườn giúp tôi có thêm thu nhập mà điều khiến tôi vui nhất là được mọi người luôn nói với tôi rằng vườn của tôi đẹp và đáng giá như thế nào.

Trà Giang

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top