Trước vi phạm xả thải gây ô nhiễm sông Thương của hộ ông Trịnh Văn Thế ở xã Quang Thịnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu hộ ông Trịnh Văn Thế dừng hoạt động chăn nuôi lợn.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu hộ kinh doanh này phải chuyển toàn bộ số lợn đang chăn nuôi tại xã Quang Thịnh đi nơi khác, bảo đảm theo quy định, xong trước ngày 20/4/2023 và dừng hoạt động chăn nuôi tại địa điểm này khi không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật; tiến hành khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa điểm hoạt động chăn nuôi lợn và nguồn nước mặt sông Thương do hoạt động của hộ kinh doanh gây ra.
Hộ ông Thế rải chế phẩm vi sinh chuyên dùng để xử lý môi trường khắc phục đoạn sông Thương bị ô nhiễm.
Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND xã Quang Thịnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động và việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Thương do hoạt động xả nước thải và sự cố từ trại chăn nuôi của hộ kinh doanh Trịnh Văn Thế.
Đối với Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương tạm thời chưa xả nước từ đập Cấm Sơn ra sông Thương, tạo điều kiện phối hợp để hộ kinh doanh Trịnh Văn Thế thực hiện việc khắc phục ô nhiễm nguồn nước sông Thương.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc thiết lập hồ sơ và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hộ kinh doanh Trịnh Văn Thế; đôn đốc, hướng dẫn hộ ông Thế thực hiện khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Hộ ông Thuế làm thêm bể xử lý phân và nước thải tại khu chăn nuôi trong thời gian lợn chưa chuyển đi.
Trao đổi với phóng viên, ông Thế cho biết gia đình đang tích cực thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Trước hết, đã thuê nhân công hoàn thiện các bể tạm bằng bạt để xử lý lượng phân và nước thải từ các khu chuồng nuôi xả ra trong thời gian chưa chuyển hết lợn đi.
Hiện hộ đã cho công nhân rải khoảng 2 tấn chế phẩm vi sinh chuyên dùng để xử lý môi trường xuống sông Thương, đoạn bị nước và phân từ khu trang trại chưa qua xử lý chảy ra. Đồng thời tiếp tục đặt thêm 4 tấn chế phẩm vi sinh, ký hợp đồng thuê đội xử lý môi trường chuyên nghiệp về xử lý nước mặt sông Thương. Gia đình cũng thuê máy về hút vét bùn đoạn sông sát trang trại.
Từ ngày 5/4, hộ ông Thế bắt đầu di chuyển dần đàn lợn đi nơi khác.
Đến ngày 6/4, hộ đã di chuyển được hơn 300 con lợn đi nơi khác (trong đó một số bán cho khách thịt, một số gửi nhờ chuồng nuôi). Hiện hộ đang liên hệ với nhiều đầu mối chuyên thu mua lợn thịt trong, ngoài tỉnh nhờ tiêu thụ giúp và gửi nhờ chuồng nuôi số lợn nhỏ, phấn đấu chuyển hết số lợn ra khỏi cơ sở theo yêu cầu của tỉnh trước ngày 20/4.
Được biết, quá trình thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, hộ ông Thế đều thông tin cho chính quyền địa phương biết để giám sát.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.