Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 12 năm 2022 | 11:18

Bài 2: Kinh nghiệm quý trong thực hiện Chương trình OCOP

Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP” diễn ra mới đây, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mong muốn, các nhà khoa học, doanh nghiệp và các tỉnh bạn tiếp tục phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ tỉnh Bắc Giang trong triển khai thực hiện, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; các tỉnh bạn chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP giữa các tỉnh.

Bài 1: Giá trị sản phẩm được nâng lên

Tuyên truyền đóng vai trò quyết định

Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP” diễn ra mới đây tại Bắc Giang, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP, ông Nguyễn Văn Vọng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh cho biết, sức sống của Chương trình OCOP là từ cộng đồng, do đó cộng đồng cần được biết, được bàn, được triển khai, kiểm tra và thụ hưởng các thành quả của Chương trình. Để thực hiện được điều này, việc tuyên truyền đón vai trò quyết định.

Nhiều sản phẩm chủ lực, đạt OCOP bước đầu đã xuất khâu ra thị trường thế giới.

Trước hết, để có thể tuyên truyền đến người dân thì đội ngũ cán bộ các cấp phải có nhận thức về chương trình, do đó ngay sau khi có Đề án Mỗi xã phường một sản phẩm được phê duyệt, Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh với 450 đại biểu tham dự. Sau hội nghị các cán bộ chủ chốt triển khai đến các phòng, ban, các thôn, khu và các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp huyện.

Ông Nguyễn Văn Vọng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm về cách triển khai OCOP ở Quảng Ninh.

Tiếp theo là tuyên truyền thông qua các hội thảo, tập huấn sâu cho cán bộ, doanh nghiệp, người dân về chu trình OCOP; tuyên truyền thông qua các mô hình, điển hình thành công trong qua trình sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin của tỉnh, đồng thời phối hợp với các cơ quan báo thường trú trên địa bàn để tuyên truyền về Chương trình OCOP.

Cùng về vấn đề này, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên cho biết, công tác tuyên truyền rất quan trọng nên chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu được thế nào là OCOP. Tại các huyện phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền. Thái Nguyên tuyên truyền trên rất nhiều phương tiện thông tin của địa phương và trung ương, lòng ghép các chương trình, hội thi, sân khấu hóa về phát triển các sản phẩm OCOP.

Theo ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên công tác tuyên truyền là rất quan trọng.

Cùng với việc tuyên truyền, Thái Nguyên đẩy mạnh tập huấn và hướng dẫn cho các chủ thể trong quá trình thực hiện. Tổ chức thông qua các các hội chợ, triển lãm sản phẩm. Từ đó, giúp người dân và các xã hiểu rõ mục đích của Chương trình OCOP. Giờ đây, các địa phương của Thái Nguyên hiểu rất rõ chương trình, đặc biệt là biết cách lựa chọn các lợi thế để thực hiện.

Phát huy các thế mạnh có sẵn

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế (thị trấn Phồn Xương) cho biết, “OCO Phải coi phát huy giá trị nội sinh, phát triển cộng đồng là cốt lõi” sản phẩm OCOP là sản phẩm gắn với đặc trưng của các vùng miền vì vậy việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu và cộng đồng đại phương là rất quan trọng đối với các HTX cần phát triển các sản phẩm nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng. Bởi những sản phẩm  sẵn có, cũng như sản phẩm truyền thống của địa phương là một thế mạnh rất lớn cho HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Nguồn nguyên liệu luôn sẵn có và đảm bảo, nhân công địa phương dồi dào, đã tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, giảm thiểu được các chi phí, nâng cao được năng suất và chất lượng của sản phẩm từ đó nâng được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Không những vậy, khi xây dựng và phát triển được các sản phẩm thế mạnh của địa phương chúng ta sẽ có thêm sự phát triển cả về kinh tế hoạt động sản xuất và cả sự phát triển về thương mại dịch vụ.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội gợi mở, Hà Nội có khoảng 10 triệu dân nên đây là thị trường khá tiềm năng để Bắc Giang khai thác tiêu thụ sản phẩm. Bắc Giang có thể kết nối với Hà Nội đưa sản phẩm phân phối vào các hệ thống bán lẻ; tổ chức cho các chủ thể bán hàng  trực tiếp trên môi trường mạng.

Riêng huyện Yên Thế đến nay có 23 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Năm 2022 huyện có sản phẩm OCOP về Du lịch sinh thái - Văn hóa bản Ven được công nhận là sản phẩm đạt 3 sao.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, cần xác định, khoanh vùng nguyên liệu và tổ chức sản xuất gắn với liên kết và phát triển các thương hiệu mà mỗi địa phương đã có và có lợi thế như tập trung phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, chứng nhận nhãn hiệu tập thể, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp đăng ký và phát triển các thương hiệu nhãn hiệu cho riêng mình, đây chính là những động lực thúc đẩy mối liên kết “kéo” đối với sản phẩm của địa phương.

Ngoài ra, nhiều đại biểu chia sẻ về việc đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp; thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo để thu hút lực lượng trẻ đầu tư nâng cao sản phẩm OCOP; đề xuất một số cơ chế, chính sách; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; nêu cao vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình; đào tạo, tập huấn; ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong quản lý; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường,... cho sản phẩm OCOP.

Là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, phát triển thương hiệu, chuẩn hoá sản phẩm theo tiêu chí OCOP của Trung ương, Công ty TNHH đầu tư Hoàng Anh thấy rằng, hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu, các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất nhập khẩu ngày càng giảm và có những nước thuế xuất nhập khẩu 0%, tạo cơ hội và cũng tạo sức ép vô cùng lớn đối với hàng hoá trong nước. Vì vậy, muốn hội nhập thành công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mỗi doanh nghiệp, chủ thể sản xuất cần tập trung xây dựng cho mình hình ảnh và chiến lược phát triển thương hiệu bền vững.

Các địa phương, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh trong xây dựng thương hiệu và phát triển toàn diện về cả chất và lượng của các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, nhằm tạo động lực mới, vị thế mới, tạo được niềm tin với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài, nâng tầm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Bài 3: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top