Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2023 | 19:9

Bảo đảm yêu cầu an toàn cháy, nổ nhưng không hợp thức hóa sai phạm

Những năm gần đây, tốc độ xây dựng tại các đô thị và nông thôn rất nhanh. Nhiều khu đô thị mới, nhà cao tầng với các tổ hợp công trình đa chức năng trong cùng một tòa nhà dẫn đến một số quy định kỹ thuật còn thiếu...

Do đó, song song với việc kiểm tra, xử lý đối với các dự án không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cần thiết xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thật đồng bộ và thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chưa đáp ứng thực tế

Qua hơn 20 năm thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan chức năng, trong đó nòng cốt là lực lượng công an chuyên nghiệp, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã có sự chuyển biến tích cực. Phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng.

Tại nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư mua sắm các trang, thiết bị chữa cháy và báo cháy hiện đại; tổ chức lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, huấn luyện và thường xuyên diễn tập, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, công tác đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một số chế tài của luật còn mang tính nguyên tắc chung chung, không còn phù hợp với thực tiễn. Chưa có quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ảnh minh họa.

Ghi nhận của Đoàn giám sát của Quốc hội ở một số địa phương cho thấy, còn tồn tại công trình không bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực. Việc triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục thiếu sót của các cơ sở còn chậm.

Tại Hà Nội, ở những quận có mật độ dân cư, người lao động, học sinh, sinh viên đông đúc như: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa…, đều có các tòa nhà cho thuê chưa bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy hoặc số tầng vượt quy định.

Rõ ràng ngay từ dự thảo

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, việc xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là cần thiết để bảo đảm thống nhất và đồng bộ với các luật trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đồng thời, bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội; điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tập trung vào 4 chính sách: Hoàn thiện quy định về công tác phòng cháy; chữa cháy; tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy; quy định công tác cứu nạn, cứu hộ.

Cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) nhận định, thể chế liên quan tới công tác cứu hộ, cứu nạn hiện nay đã khá đầy đủ. Ban Chỉ huy cứu hộ, cứu nạn từ trung ương đến địa phương cũng được tổ chức tương đối bài bản. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát kỹ các quy định, tránh chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, tiến hành giải quyết tình trạng nhiều công trình vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; quy định chi tiết việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật an toàn cháy cho nhà và công trình; nguyên tắc đóng góp, hoạt động của Quỹ Phòng cháy, chữa cháy…

Nhiệm vụ cấp bách không kém là phải tăng cường tính tự giác tuân thủ quy định phòng cháy, chữa cháy. Bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy mà là trách nhiệm của toàn dân.

Trước hết, nên có những quy định cụ thể nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, xây dựng các kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp theo là nghiên cứu bổ sung các hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy đối với chủ đầu tư các tổ hợp công trình mới, khu chung cư hỗn hợp, các cơ sở dịch vụ kinh doanh xăng, dầu, chợ cũ và một số công trình văn hóa được xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác từ trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực nhằm bảo đảm luật khi ban hành đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi tình hình cháy nổ đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hiện nay.

Đặc biệt, khái niệm “Tổ liên gia” tại dự thảo luật là một khái niệm mới. Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, Đà Nẵng đang triển khai mô hình này với nhiều tên gọi khác nhau. Đơn cử trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã ra mắt các "Tổ liên gia phòng cháy, chữa cháy" và "Điểm chữa cháy công cộng".

Đây là một trong những hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng, thực hành xử lý tình huống cháy, nổ. Thông qua đó, tích cực, chủ động phòng ngừa ngăn chặn hỏa hoạn trên địa bàn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại gây ra, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó cơ quan soạn thảo cần quy định rõ cơ chế hoạt động, làm tiền đề để nhân rộng mô hình này.

Không hợp thức hóa chung cư mini vi phạm PCCC

Nói về chiến dịch rà soát chung cư mini và xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy, lãnh đạo Hà Nội cho biết quan điểm của thành phố là không hợp thức hóa những trường hợp không thể khắc phục.

Theo  đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ giao các sở, ngành tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất về chính sách để tham mưu, báo cáo UBND thành phố cùng đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất với Quốc hội. 

Với những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước, Hà Nội sẽ giao các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai xử lý những vấn đề được cử tri đưa ra. 

Trước thực tế Hà Nội có mật độ dân cư đông, ông Hải cho biết qua nhiều thời kỳ, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị quận, huyện, xã, phường và các đơn vị rà soát thường xuyên, có đề xuất sửa đổi những vấn đề đặc thù.

Trong quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố cũng rà soát, đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về lĩnh vực này.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, lãnh đạo Hà Nội nhấn mạnh chính quyền đã ban hành nhiều văn bản và các đơn vị quận, huyện, xã, phường cũng quyết liệt trong quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn những nơi chưa kiên trì, kiên quyết, chưa có giải pháp mạnh.

Thành phố đã giao các cơ quan chức năng trực tiếp kiểm tra trách nhiệm, sau khi có kết quả sẽ công khai để cử tri nắm được. Đồng thời, triển khai chiến dịch rà soát chung cư mini, khi phát hiện những đơn vị vi phạm về an toàn PCCC, có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh an toàn của người dân sẽ xử lý, khắc phục.

"Với những vị trí không thể khắc phục được, quan điểm của thành phố là không hợp thức, không làm ngơ mà phải kiên quyết xử lý, không để những quy định của thành phố bị lợi dụng hay cố tình lợi dụng", ông Hải nói. 

Ghi nhận các nội dung được cử tri kiến nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thời gian tới, thành phố sẽ tập trung tổng rà soát vấn đề quản lý chung cư. Trong đó, vấn đề về tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà ở cho thuê cũng sẽ được đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) sắp tới. 

Ngoài việc rà soát xử lý vi phạm, ông Tuấn khẳng định thành phố cũng tăng cường giải pháp PCCC và nâng cao kỹ năng PCCC cho người dân trong thời gian tới. 

Gỡ khó nhưng không hợp thức hóa sai phạm

Cũng liên quan đến vấn  đề  PCCC,  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an xây dựng nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu rà soát, sửa đổi quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình cho phù hợp với mục đích, loại hình, công năng của công trình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ để đáp ứng yêu cầu PCCC; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, không gây lãng phí nguồn lực xã hội, có tính khả thi.

Trong đó, đơn vị nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn đặc thù đối với nhóm loại hình nhà ở, sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về cháy, nổ, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân như: kinh doanh gas, các mặt hàng, vật liệu dễ cháy, dịch vụ karaoke, vũ trường, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động đầu tư xây dựng theo từng đối tượng, loại hình cơ sở hiện hữu có tồn tại, vướng mắc, phải theo nguyên tắc “bảo đảm yêu cầu an toàn cháy, nổ nhưng không hợp thức hóa sai phạm".

“Chúng ta đều biết PCCC là vấn đề hết sức phức tạp. Do vậy, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đang rà soát một cách có hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan. Chúng tôi cũng tham mưu sửa đổi từ vấn đề luật, rồi đến Nghị định 136 và các văn bản pháp lý liên quan,” Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nói.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cũng cho biết QCVN 06 mới có hiệu lực từ tháng 1.2023, qua đánh giá còn 1 số vấn đề như hiểu chưa đúng, áp dụng chưa đúng, đặc biệt là điều khoản chuyển tiếp nên gây ra một số khó khăn. Đây cũng là quy chuẩn có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức, quy chuẩn viết cho cơ quan tư vấn.

Do vậy, Bộ Xây dựng với tinh thần cầu thị sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp của các địa phương, các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp và tới đây sẽ sớm ban hành hướng dẫn Quy chuẩn 06 để mọi người hiểu đúng, áp dụng đúng trong quá trình triển khai thực hiện đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Đến ngày 29.6, Bộ Xây dựng đã rà soát xong và đang phối hợp với Bộ Công an để lấy ý kiến các bộ, ngành. Tuy nhiên, theo quy định thì phải chờ kết thúc đăng tải lấy ý kiến các địa phương, các bộ ngành, các đơn vị liên quan. Mục tiêu trong tháng Chín sẽ ban hành hướng dẫn Quy chuẩn 06,” ông Văn nói.

Góp ý từ góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Nguyễn Văn Đệ cho rằng đơn vị sửa đổi QCVN 06:2022/BXD cần quan tâm đến các công trình cũ, quy định cũ, công trình đang sử dụng. Các công trình đã được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định cần phải được kiểm tra, có khuyến cáo rõ ràng về an toàn cháy.

Ngoài ra, đơn vị sửa đổi cũng cần tập trung làm rõ một số nội dung liên quan đến chữa cháy và cứu nạn, bố trí thang chữa cháy tòa nhà; bổ sung thang máy chữa cháy bên ngoài tòa nhà; thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn của địa phương; khả năng thực thi khi áp dụng đồng bộ với tiêu chuẩn nước ngoài.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực ngăn chặn buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Nỗ lực ngăn chặn buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Các loại heo, trâu, bò, gà, vịt và nội tạng không rõ nguồn gốc nhập lậu từ nước ngoài thường mang nhiều mầm bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, virus cúm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại cho ngành chăn nuôi và mất ổn định thị trường...

  • Kon Tum khuyến cáo không phát triển ồ ạt diện tích sầu riêng

    Kon Tum khuyến cáo không phát triển ồ ạt diện tích sầu riêng

    Tại một số địa phương của tỉnh Kon Tum đã xuất hiện tình trạng trồng sầu riêng vượt quá quy hoạch, gây nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, về lâu dài có thể xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, từ đó giảm giá trị ngành hàng sầu riêng và thiệt hại cho nông dân. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con không ồ ạt phát triển diện tích sầu riêng ngoài quy hoạch.

  • Nguyên nhân chính khiến bò sữa tiêu chảy và chết hàng loạt tại Lâm Đồng là do vắc xin

    Nguyên nhân chính khiến bò sữa tiêu chảy và chết hàng loạt tại Lâm Đồng là do vắc xin

    Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khiến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng. Tính đến ngày 6/9, đã có 6.331 con bò bị bệnh, 470 con bò bị chết, gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi bò sữa tại địa phương.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top