Tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật quý hiếm, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật; qua đó, gióng lên hồi chuông báo động về việc bảo vệ động vật hoang dã.
Nuôi nhốt rùa quý hiếm trái phép
Việc buôn bán, nuôi nhốt trái phép các loài rùa quý hiếm, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp cần được bảo vệ là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu căn cứ theo hành lang pháp lý hiện hành thì người vi phạm có thể phải bị phạt tù tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Qua đó, tình trạng nuôi nhốt, buôn bán trái phép các rùa quý hiếm, cần được bảo tồn hiện nay đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong đó, có cả sự cổ suý, tiếp tay của những người nổi tiếng, với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới công chúng. Điển hình trong số đó là trường hợp nam diễn viên Kiều Minh Tuấn.
Nam diễn viên thường xuyên đăng tải rất nhiều bài viết, hình ảnh thể hiện việc bản thân đang nuôi nhốt các cá thể rùa bản địa và rùa ngoại lai quý hiếm.
Qua ghi nhận thực tế cho thấy, tài khoản Facebook tích xanh mang tên “Kiều Minh Tuấn” của nam diễn viên chính là một trong số những quản trị viên đứng đầu một nhóm kín trên mạng xã hội chuyên cổ suý và ủng hộ việc nuôi nhốt rùa quý hiếm làm thú cưng – một hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
Nam diễn viên thường xuyên đăng tải rất nhiều bài viết, hình ảnh của cá nhân mình thể hiện việc bản thân có hành vi nuôi nhốt các cá thể rùa bản địa và rùa ngoại lai quý hiếm như rùa núi vàng, rùa sao Srilanka… và đặc biệt là rùa bức xạ - một loài động vật hoang dã vô cùng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
Phá đường dây mua bán động vật hoang dã quy mô lớn
Mới đây, Công an huyện Nam Giang triển khai các tổ công tác tiến hành dừng, kiểm tra xe bán tải BKS 43C-037.68 do Nguyễn Quang Bằng (1995, trú xã Lộc Thủy, H. Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) điều khiển lưu thông trên QL14D. Qua kiểm tra thùng xe phía sau xe có một số sắt phế liệu được ngụy trang bên trên, bên dưới là các bao tải chứa tổng cộng 26 cá thể động vật các loại. Cụ thể, có 12 cá thể nghi là chồn (29,9 kg), 1 cá thể nghi là nhím (7 kg), 8 cá thể nghi là mang (108,6 kg), 5 cá thể nghi là heo rừng (111,4kg). Tất cả đều đã chết, trong đó những cá thể nghi nhím, mang, heo rừng đều đã bỏ đầu và nội tạng. Tổng trọng lượng của 4 loại này là 259,9 kg.
Lúc này, trên xe còn có đối tượng Đào Văn Vệ (1992, trú H. Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đi cùng. Kiểm tra trong hành lý của ông Vệ, lực lượng Công an phát hiện có 1 túi ni-lông, bên trong chứa một số vảy động vật, 4 sừng động vật, 11 nanh động vật, 3 bộ phận nội tạng động vật. Tất cả các thứ này đều chưa xác định được chủng loại, nguồn gốc xuất xứ.
Số động vật hoang dã không rõ nguồn gốc bị Công an huyện Nam Giang bắt giữ.
Hiện, tang vật cùng đối tượng liên quan đang được Công an huyện Nam Giang tạm giữ để tiếp tục điều tra. Khi phóng viên hỏi về nguồn gốc số động vật hoang dã được phát hiện trên, Thượng tá Nguyễn Tiến Đạt – Trưởng Công an huyện Nam Giang cho hay, vụ việc vẫn đang được Cơ quan CSĐT Công an huyện xác minh, làm rõ.
Tìm hiểu thêm về nguồn gốc số động vật hoang dã “khủng” trên, thông tin báo chí, ông Đinh Văn Hồng- Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Sông Thanh (đơn vị quản lý hơn 70.000ha rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Nam Giang và Phước Sơn) nhìn nhận, nguồn gốc số “hàng” trên có khả năng từ Lào về.
“Được biết người vận chuyển số động vật trên thường buôn phế liệu từ Lào về mình. Nên số hàng trên có khả năng được đưa từ bên đó về mình. Bên mình làm gì có kiểu này.
Thời gian qua đơn vị đã tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong khu vực quản lý. Do đó, số lượng động vật trên được phát hiện nhiều như vậy rất khó tin là nguồn gốc ở mình”, ông Hồng nói.
Nếu các phương tiện từ Lào về di chuyển trên tuyến QL14D phải qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Để hiểu thêm vụ việc trên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nam Giang cho rằng: “Cũng chưa thể biết được nguồn gốc số động vật trên trong nước hay ngoài nước. Hiện vụ việc vẫn đang được Cơ quan chức năng điều tra, làm rõ”.
Nhiều giải pháp bảo tồn
Theo kết quả khảo sát nhanh của Trung tâm GreenViet và Tổ chức FFI, trong năm 2022, tại tỉnh Quảng Ngãi đã quan sát được 10 đàn voọc chà vá chân xám tại rừng phòng hộ huyện Ba Tơ với khoảng 169 cá thể. Ước tính, nếu điều tra, đánh giá đầy đủ có thể có tới 20 đàn voọc chà vá chân xám sinh sống ở đây. Đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao với 580 loài động vật và 698 loài thực vật các loại.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, nói: “Qua khảo sát, có thể nhận thấy khu vực rừng phòng hộ Ba Tơ có ý nghĩa quan trọng trong kết nối hành lang đa dạng sinh học bởi tiếp giáp với Khu Bảo tồn thiên An Toàn (Bình Định) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (tỉnh Gia Lai). Do đó, Ba Tơ là một hành lang quan trọng để bảo tồn loài voọc chà vá chân xám nói riêng và các giá trị đa dạng sinh học quan trọng nói chung”.
Ông Nguyễn Quang Trung cho rằng, tại Ba Tơ, công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Ba Tơ đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm như săn bắn, bẫy bắt, khai thác lâm sản... Ngoài ra, thiếu dữ liệu về đa dạng sinh học cũng như chưa có các dự án đầu tư, hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước nhằm xúc tiến hoạt động thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu Tây Ba Tơ.
Ghi nhận chà vá chân xám tại rừng phòng hộ Ba Tơ vào tháng 6-2022. Ảnh hội thảo cung cấp
Ông Ngô Vĩnh Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã thông tin về ngăn chặn, xử lý các mối đe dọa đối với loài linh trưởng này. Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời đối với các đối tượng vận chuyển 6 cá thể linh trưởng đông lạnh và bắn chết 5 cá thể voọc chà vá chân xám năm 2021 (12 năm tù cho 2 bị cáo săn bắt và bắn chết 5 cá thể chà vá chân xám tại Ba Tơ). Đơn vị đã tham gia trồng rừng mở rộng sinh cảnh, vận động tài trợ chương trình bảo tồn voọc chà vá chân xám, thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã.
So sánh với một số khu vực có loài chà vá chân xám cho thấy, rừng phòng hộ Ba Tơ hiện đang nuôi dưỡng quần thể chà vá chân xám lớn thứ 3 ở Việt Nam với số lượng cá thể từ 104-169 cá thể.
TS. Lê Khắc Quyết nhấn mạnh: “Để xác định đầy đủ hiện trạng quần thể voọc chà vá chân xám, cần tiếp tục điều tra sâu, rộng về chà vá chân xám ở rừng phòng hộ Ba Tơ. Điều tra, đánh giá thảm thực vật và khu hệ thực vật, điều tra đánh giá các khu hệ, điều tra bằng máy bẫy ảnh, điều tra hiện trạng dân sinh, kinh tế, xã hội, điều tra và đánh giá các mối đe dọa”.
Ông Hà Phước Phú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam trong huy động nguồn lực bảo tồn loài chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây. Đặc biệt, tỉnh đã huy động tổ chức quốc tế và cộng đồng dân cư trong công tác bảo tồn và phát triển chà vá chân xám tại Quảng Nam.
Đáng chú ý là việc thành lập 20 nhóm bảo tồn từ các tổ chức quốc tế, triển khai 20 đợt truy quét hoạt động buôn bán, vận chuyển, hỗ trợ thiết bị, dụng cụ đi rừng cho nhóm bảo tồn, xây dựng chốt bảo vệ rừng và chà vá chân xám.
Nhóm tiên phong bảo tồn loài chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây (tỉnh Quảng Nam) với số lượng 19 thành viên dựa trên nòng cốt của Nhóm tuần tra thôn bản, định kỳ 4 đợt/tháng, tuyên truyền, vận động nhóm thợ săn, học sinh, lắp đặt 15 biển cảnh báo bảo vệ rừng và động vật hoang dã.
Liên khu phân bố loài chà vá chân xám liên vùng. Ảnh hội thảo cung cấp
Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, Kon Tum cũng chia sẻ về kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng và chà vá chân xám. Trong đó, thành lập 2 chốt dã chiến tại khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Quảng Nam và Khu vực các thôn của xã Ngọc Tem giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi. Nâng cao trách nhiệm của 31 cộng đồng nhận khoán bảo vệ 14.000ha rừng nhằm quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn phát triển các loài động vật hoang dã mà đặc biệt là loài chà vá chân xám.
Qua buổi thảo luận, ông Hoàng Văn Lâm, Giám đốc Tổ chức FFI tại Việt Nam cho biết: “Qua tham luận các ý kiến bảo tồn chà vá chân xám, tỉnh Quảng Ngãi cần có các giải pháp hạn chế các mối đe dọa đến loài chà vá chân xám như bẫy bắt, săn bắt loài này. Tỉnh cần có các biện pháp quy hoạch rừng Ba Tơ thành rừng đặc dụng. Cải thiện sinh kế cộng đồng vùng dân tộc thiểu số sinh sống gần khu rừng. Ở góc độ là tổ chức quốc tế, chúng tôi sẽ hỗ trợ địa phương trong tiến trình thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu Tây Ba Tơ”.
Thực trạng chà vá chân xám tại Việt Nam hiện nay, loài này chỉ còn phân bố ở 6 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy trên toàn quốc chỉ còn khoảng hơn 2.000 cá thể. Là loài cực kỳ nguy cấp theo phân hạng của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nằm trong danh sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.