Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Huỳnh Quốc Việt vừa có công văn yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý dứt điểm việc bao chiếm đất rừng phòng hộ để nuôi sò huyết trái phép.
Đây là lần thứ 5 mà Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo liên quan vụ việc trên.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu xử lý nghiêm vụ bao chiếm rừng phòng hộ ven biển để nuôi sò huyết
Theo công văn trên, báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Trần Văn Thời cho thấy, việc tháo dỡ công trình bao chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi sò huyết trái phép thuộc lâm phần Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây đã được xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh, hiện nay cơ quan chức năng chỉ xử lý các công trình (cọc gỗ, lưới mành,...) phần phía trên mặt nước, riêng đối với sò huyết thả nuôi chưa được di dời ra khỏi vị trí đã thả nuôi.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, rà soát thông tin nêu trên, di dời toàn bộ sò huyết nuôi ra khỏi khu vực đất rừng phòng hộ (nếu có), đảm bảo xử lý dứt điểm các vấn đề có liên quan đến việc bao chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi sò huyết trái phép nêu trên.
Đáng chú ý, trong công văn này, Chủ tịch tỉnh Cà Mau còn yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (cơ quan, đơn vị quản lý và đối tượng vi phạm) theo quy định, báo cáo về UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 20/5/2023, chịu trách nhiệm với pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh kết quả xử lý.
Lãnh đạo UBND thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) cho biết: Lực lượng chức năng của thị trấn vừa kiểm tra thực tế, các hộ dân đã di dời toàn bộ sò huyết nuôi ra khỏi khu vực đất rừng phòng hộ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực người dân tự ý bao chiếm nuôi sò huyết kéo dài từ cửa biển Sông Đốc đến đầu Kênh Quản Thép, với chiều dài bao chiếm gần 2km (thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời). Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, vị trí bao chiếm thuộc khoảnh 16, tiểu khu 5B nằm trong diện tích đất rừng của Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Biển Tây quản lý. Khu vực này nằm trong bờ kè chắn sóng để gây bồi tạo bãi khôi phục rừng (khu vực này đã bị sạt lở, hiện tại không có cây rừng). Từ tháng 3/2023 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các ngành, các cấp và địa phương có liên quan phải xử lý nghiêm vụ việc, không để đất rừng phòng hộ bị người dân bao chiếm sản xuất, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.