Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 1 năm 2024 | 9:33

Cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Long An, qua kết quả giám sát chất cấm Salbutamol cho thấy hiện nay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu xuất hiện trở lại, trong đó có các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt các hộ nuôi bò vỗ béo.

Để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi đối với tác hại của việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT Long An đã có văn bản đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã và thành phố phối hợp tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên các đài truyền thanh huyện, xã nhất là tại các xã biên giới; các huyện, thi xã có hộ chăn nuôi trâu bò vỗ béo về những nguy hại của chất tạo nạc thuộc nhóm Beta-agonist đối với sức khỏe cộng đồng, những quy định xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện những trường hợp có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm.

Ảnh minh họa.

Cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Theo đó, chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất kích thích tăng trọng hay còn gọi là chất tạo nạc theo tên thông thường mà người chăn nuôi hay gọi là "cám thái".

Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này.

Tác hại của chất tạo nạc lên cơ thể gia súc

Hiện có 3 chất tạo nạc đang được sử dụng nhiều trên thị trường là Salbutamol, Ractopamin và Clenbuterol. Trong đó, Salbutamol la chất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam ngành y tế vẫn sử dụng để điều trị hen suyễn.

Trên động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn mỗi ngày và thường sử dụng vào các tháng cuối của giai đoạn vỗ béo. Nhóm chất này kích thích, chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.

Tác động gián tiếp của chất tạo nạc lên con người

Nếu người tiêu dùng ăn thịt gia súc có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa, ung thư và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

Về xử lý vi phạm

Hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là hành vi nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định tại khoản 2, Điều 12 của Luật Chăn nuôi năm 2018 và chế tài xử lý được quy định tại Điều 28 của Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (phạt tiền từ 50 triệu đến 80 triệu đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm).

Việc sử dụng chất tạo nạc trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Mỗi người chăn nuôi hãy tuyệt đối nói không với những chất tạo nạc trong danh mục cấm của nhà nước. Hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe của toàn xã hội, vì sự phát triển của con người./.

 

Theo Cổng TTĐT tỉnh Long An
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top