Sau khoảng thời gian giá heo hơi tăng cao trên 60.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi trên địa bàn Tây Ninh thoát lỗ, bắt đầu tái đàn chuẩn bị cho thị trường cuối năm thì trong những ngày gần đây, giá heo hơi lại quay đầu giảm mạnh, khiến nhiều người chăn nuôi hoang mang, không biết có nên tái đàn hay không.
Người chăn nuôi mong cơ quan chức năng có giải pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi
Giá heo hơi "nhảy múa", giảm nhiều hơn tăng
Theo một số thương lái trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ giữa tháng 7 đến những ngày đầu tháng 8 vừa qua, giá heo hơi liên tục giảm do nguồn cung từ các trang trại lớn và nguồn thịt nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam tăng, có thời điểm, giá heo hơi chỉ còn 56.000 đồng/kg (mức giá hoà vốn) khiến các hộ chăn nuôi như “ngồi trên đống lửa”.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, ngụ xã Phước Vinh, huyện Châu Thành cho biết, hiện gia đình bà còn nuôi khoảng 10 con heo thịt quá lứa, mỗi con ước 110kg. Bà Dung cho biết đã kêu bán heo từ ngày 26.7, một số thương lái đến xem rồi ra giá chỉ 56.000 đồng/kg, mức giá này tính chi phí con giống và thức ăn thì không có lãi nên bà không bán.
Vừa mới xuất chuồng 23 con heo thịt với giá 57.000 đồng/kg, bà Hạnh, ngụ ấp Long Phi, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu cho biết, từ cuối tháng 7, bà đã nhiều lần kêu lái đến bán nhưng chẳng ai đến, đến đầu tháng 8, khi giá heo nhích lên thì mới có người đến mua, do không thể "gồng" nổi tiền thức ăn cho heo hằng ngày nên bà quyết định bán chứ không chờ được nữa.
“Gia đình tôi đang có 3 con heo nái và 23 con heo thịt, trong đó, mới có 2 con heo nái mới đẻ được 25 heo con, khoảng hơn 20 ngày tuổi, nên dù giá heo hơi xuống thấp, tôi vẫn phải bán để dọn chuồng, chuẩn bị tách đàn cho bầy heo con. Bên cạnh đó, việc “giải phóng” đàn heo thịt giúp tôi trả nợ cho đại lý thức ăn chăn nuôi, có vốn nuôi lứa tiếp theo”- bà Hạnh nói thêm.
Theo phản ánh của các thương lái, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt heo giảm mạnh do khó khăn kinh tế, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể giảm do nhiều công ty cắt giảm lao động, càng về cuối năm, nhu cầu thịt heo có thể tăng nhưng giá heo khó lòng tăng theo, vì các trang trại lớn đang tăng dần số lượng.
Người dân mong bình ổn giá thức ăn chăn nuôi
Hơn 2 năm qua, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, khiến cho người chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn khi giá xuất chuồng các loại vật nuôi giảm sâu. Nhiều hộ chăn nuôi mong các cơ quan chức năng có giải pháp kéo giảm và tiến tới bình ổn giá thức ăn chăn nuôi.
Ông Quốc, chủ trại heo tại huyện Tân Châu cho biết, để nuôi một con heo từ lúc mới đẻ đến lúc xuất chuồng sẽ tiêu tốn khoảng 9 bao thức ăn hỗn hợp, nếu như trước đây, chi phí này chỉ khoảng 2,9-3,2 triệu đồng, tính tổng các khoản thì giá thành mỗi con heo đến lúc xuất chuồng khoảng 3,8 triệu đồng. Nhưng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, giá thành mỗi con heo khi xuất chuồng hơn 5,5 triệu đồng/con, đó là chưa kể tiền công và chi phí điện nước.
Theo một số đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong gần 2 năm trở lại đây, thức ăn chăn nuôi đã tăng giá liên tiếp khoảng 13 lần, mỗi đợt tăng từ 200-350 đồng/kg, với giá thức ăn chăn nuôi như hiện nay, người nuôi nhỏ lẻ, thậm chí là các trang trại rất khó có lợi nhuận. Đặc biệt, có thời điểm giá heo hơi xuống khoảng 48.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tạm ngừng tái đàn, thậm chí bỏ trống chuồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.