Trong số trên 53 tỉ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, ngành trồng trọt đóng góp tới 45% nhưng hiện nay còn nhiều bất cập trong quản lý, công bố giống cây trồng.
45% giá trị kim ngạch xuất khẩu thu về từ trồng trọt
Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) nhấn mạnh: Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng top đầu thế giới như gạo, tiêu, cà phê, điều, cao su… Kim ngạch xuất khẩu nông sản từ dưới 10 tỉ USD (đầu thập niên 2000) đã nhanh chóng đạt mốc trên 53 tỉ USD (năm 2022).
Đặc biệt, trong số 53 tỉ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, thì trồng trọt chiếm xấp xỉ 71,5% kim ngạch của ngành.
"Năm 2022 trồng trọt có tới 5 ngành hàng gồm: Gạo, cà phê, điều, cao su và rau quả có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỉ USD, Kết quả của lĩnh vực trồng trọt góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và chính trị, xã hội ở nước ta" - ông Trần Xuân Định nói.
Còn theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), giá trị nổi bật của trồng trọt là duy trì ổn định sản lượng lúa gạo và sản lượng cây lương thực có hạt 48-49 triệu tấn hàng năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu hàng năm, góp phần vào an ninh lương thực chung toàn cầu.
Số giống cây trồng mới được công nhận lưu hành quá ít so với yêu cầu. Ảnh: Vũ Long
Tuy nhiên, có một thực trạng là, đến tháng 11/2023 sau khi Luật Trồng trọt có hiệu lực chỉ có 12 giống lúa mới, 12 giống ngô mới được công nhận lưu hành thông qua khảo nghiệm theo quy định mới.
So với nhu cầu thực tế số giống mới được công nhận lưu hành là quá ít, điều này làm giảm khả năng tiếp cận giống mới của nông dân và hạn chế các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất...
Cảnh báo tình trạng lừa đảo bán cây trồng trên mạng
Ngày 26/12, tại hội nghị thực trạng sản xuất, kinh doanh, đăng ký lưu hành và công bố lưu hành giống cây trồng nông nghiệp, giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng giống cây trồng Việt Nam, ông Trần Xuân Định thẳng thắn nêu rõ: Hiện nay, quy định tự công bố giống cây trồng đang bị “phức tạp hóa” khiến tác giả, doanh nghiệp tốn kém mất nhiều chi phí, thời gian, tài chính để xây dựng hồ sơ tự công bố, làm lãng phí nguồn lực xã hội.
Bên cạnh đó, còn tồn tại rất nhiều bất cập khác, trong đó, việc kinh doanh giống cây trồng qua mạng đang là thách thức mới với cơ quan quản lý và mối nguy cho doanh nghiệp.
Một số cá nhân, nhóm lừa đảo đã tổ chức giới thiệu và quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok…các giống cây trồng mới, quả to, màu sắc đẹp, hấp dẫn, vận chuyển miễn phí (miễn phí ship) đến tận nhà cho nông dân
Các giống lúa bán chạy, giống tốt được nông dân ưa chuộng, các thương hiệu lớn như Thái bình seed, Vina seed… đã bị các đối tượng mạo danh, bán giống giả qua mạng, bán theo kiểu “đa cấp”, mua nhiều giảm giá, miễn phí ship, mua 3 tặng 1 rất hấp dẫn với nông dân; và phần lớn những nông dân vùng xa, vùng sâu, vùng mà hệ thống bán lẻ, phân phối của các công ty chưa vươn tới đã bị lừa.
"Sản xuất, kinh doanh giống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định khá chặt ở các văn bản luật và hướng dẫn luật; tuy nhiên hình thức bán qua mạng thì chưa có những quy định cụ thể và chế tài, đó là kẽ hở và cái khó cho công tác quản lý với giống cây trồng nói riêng và nhiều hoạt động thương mại khác nói chung" - ông Định nói.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.